Loài vật di cư dài nhất hành tinh

Với những chuyến bay khứ hồi Bắc Cực - Nam Cực hàng chục nghìn km mỗi năm, nhạn Bắc Cực giữ danh hiệu loài di cư dài nhất.


Hàng năm, nhạn Bắc Cực (Sterna paradisaea) đều dấn thân vào hành trình đi theo Mặt Trời mùa hè, di chuyển dọc theo chiều dài địa cầu, từ khu vực phía trên của Bắc bán cầu đến châu Nam Cực. Với những chuyến đi khứ hồi dài hơn 30.000 km mỗi năm, chúng trở thành loài giữ kỷ lục về chuyến di cư dài nhất trong thế giới động vật.


Khoảng cách ngắn nhất giữa hai nơi cư trú theo mùa của chúng là gần 19.000 km, nhưng hành trình không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Chuyến đi dài 8.000 km qua Ấn Độ Dương được cho là chặng khó khăn nhất. Chặng này đòi hỏi nhạn Bắc Cực bay liên tục 24 ngày, trong đó chúng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa như các kiểu thời tiết khó đoán, những vùng nước hỗn loạn, hoạt động đánh bắt cá thương mại và ô nhiễm nhựa.


Một số con chọn tuyến đường dài hơn những con khác với lý do đôi khi không rõ ràng. Năm 2016, một con nhạn Bắc Cực vượt qua quãng đường kỷ lục 96.000 km trong một chuyến khứ hồi - hơn gấp đôi chu vi Trái Đất. Nó bay lòng vòng từ miền bắc nước Anh, xuống bờ biển phía tây châu Phi, băng qua Ấn Độ Dương, tiến vào châu Nam Cực và men theo bờ biển đến Biển Weddell. Sau đó, nó trở lại Bắc bán cầu vừa kịp mùa sinh sản.


Nhạn Bắc Cực là loài chim biển kích thước trung bình, chỉ nặng khoảng 100 gram. Chúng thường tập trung thành những nhóm ồn ào để làm tổ ven bờ biển, thường là trên những bãi biển nhiều cát hoặc đá cuội. Với đôi cánh góc cạnh và cơ thể thon gọn, chúng thích nghi rất tốt với việc di chuyển đường dài.


Vào mùa hè ở Bắc bán cầu, chúng sống ở Bắc Cực và những vùng cận Bắc Cực thuộc lục địa Á-Âu và Bắc Mỹ, đôi khi tràn xuống những nơi xa hơn về phía nam như miền Bắc nước Pháp và Massachusetts, Mỹ. Chúng sẽ ở đây từ tháng 4 đến tháng 9, tập trung thành những đàn lớn với nhiều cặp cùng làm tổ và sinh sản.


Đến mùa thu, nhạn Bắc Cực bắt đầu di cư về phía nam. Do trải nghiệm mùa hè ở Bắc bán cầu và ánh nắng liên tục của mùa hè Nam Cực, chúng tận hưởng nhiều ánh sáng ban ngày hơn bất cứ loài vật nào khác trên hành tinh.


Tuy nhiên, giống như nhiều loài chim biển khác, hành trình xuyên vùng cực của chúng đang có dấu hiệu bị xáo trộn bởi biến đổi khí hậu.


"Nhạn Bắc Cực lấy thức ăn từ các đại dương giàu tài nguyên, chúng cũng dựa vào băng biển để nghỉ ngơi và tìm kiếm thức ăn, đồng thời dựa vào gió thịnh hành trong suốt chuyến bay. Dù nhạn Bắc Cực là loài 'ít được quan tâm' trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nhưng số lượng sinh sản đang giảm và có thể khó theo dõi. Vì vậy, dù những phát hiện của chúng tôi cho thấy loài này có thể phục hồi nhanh, đây chỉ là một phần trong bức tranh lớn hơn về nhạn Bắc Cực và nhiều loài khác", tiến sĩ Joanne Morten, nhà sinh thái học kiêm chuyên gia về chim biển di cư tại Đại học Exeter, cho biết.


Thu Thảo (Theo IFL Science)









Loai vat di cu dai nhat hanh tinh


Voi nhung chuyen bay khu hoi Bac Cuc - Nam Cuc hang chuc nghin km moi nam, nhan Bac Cuc giu danh hieu loai di cu dai nhat.

Loài vật di cư dài nhất hành tinh

Với những chuyến bay khứ hồi Bắc Cực - Nam Cực hàng chục nghìn km mỗi năm, nhạn Bắc Cực giữ danh hiệu loài di cư dài nhất.
Loài vật di cư dài nhất hành tinh
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: