Một Tweet gần đây của Tae Kim, nhà báo của tạp chí tài chính Barron's, đã cho thấy một ai đó có thể nhanh chóng 'đổi đời' nhờ được mua cổ phiếu tại công ty nơi mình đang làm việc. Điều này càng đặc biệt hơn nếu đó là Nvidia, công ty giá trị thứ ba tại Mỹ sau Microsoft và Apple, và hiện kiểm soát 80% thị trường chip AI cao cấp. Bản thân giá cố phiếu của Nvidia cũng đã tăng 'ngất ngưởng' trong thời gian trở lại đây, tất cả nhờ cơn sốt AI. Đương nhiên, những nhân viên làm việc tại Nvidia sẽ được hưởng lợi khi công ty này bay cao.
Điều này đã được chính nhà báo Tea Kim tiết lộ, khi một nhân viên cấp trung tại Nvidia được cho đã tích lũy được số tài sản trị giá 62 triệu USD (1566 tỷ đồng) nhờ chương trình mua cổ phiếu dành cho nhân viên (ESPP). Điều này cho thấy, ESPP không chỉ là động lực mà còn là cơ hội phát tài cho nhân viên.
Theo đó, nhân viên cấp trung này đã “tận dụng tối đa” ESPP của Nvidia trong suốt 18 năm, luôn giữ chắc số cổ phiếu 'vàng xanh' mà anh ta mua được. Đáng chú ý, nhân viên này không phải là kỹ sư xuất chúng hay có chức vụ cao trong công ty; anh ta chỉ đơn giản là đã sử dụng một cách thông minh ưu đãi có được từ chương trình ESPP của Nvidia, cho phép nhân mua cổ phiếu công ty với giá giảm 15% so với thị trường, và sử dụng từ 10-15% mức lương của mình để đầu tư.
Nhờ chiến lược kiên định không bán ra trong suốt thời gian làm việc tại Nvidia, nhân viên này đã rời công ty với số cổ phiếu trị giá 62 triệu USD, một khoản tiền “ổn định” cho tuổi hưu. Kim nhấn mạnh rằng việc giữ cổ phiếu mà không rút ra tiền mặt không phải là quyết định dễ dàng, nhưng rõ ràng nó đã mang lại quả ngọt.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhân viên tận dụng ESPP tại Nvidia đều có kết quả tốt như vậy. Kim kể lại câu chuyện về một kỹ sư - nhân viên thế hệ đầu tiên của Nvidia, người từng sở hữu tới một triệu cổ phiếu Nvidia, với giá trị mỗi cổ phiếu vào thời điểm viết bài là 882 USD.
Thật không may, nhân viên này phải bán toàn bộ số cổ phiếu quý giá trên để bù đắp khoản lỗ khi người môi giới của người này đã "vay mượn margin quá mức cho một cổ phiếu khác bị sụt giảm đến 90%", Kim giải thích. Ở đây, một tài khoản vay mượn margin là khi bạn tận dụng đòn bẩy của một hoặc nhiều tài sản để mua cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác. Trong trường hợp này, mức thua lỗ nặng của cổ phiếu kia đã làm tài khoản của cựu nhân viên Nvidia bị thanh lý (hay force sell) để bù đắp, dẫn đến một sai lầm nửa tỷ USD.
Câu chuyện này không chỉ là lần đầu tiên chúng ta nghe về số phận của các nhân viên Nvidia. Vào tháng 11 năm ngoái, Curtis Priem, đồng sáng lập ít được biết đến của Nvidia và là CFO đầu tiên của công ty, được cho là đã thu về số tiền đáng kể (vào thời điểm đó) sau khi bán sớm cổ phiếu của Nvidia. Thú vị là, giá trị cổ phiếu Nvidia của Priem có thể sẽ đã lên tới hơn 70 tỷ USD nếu ông ấy giữ chúng. Dù vậy, Priem hiện tại với tài sản cá nhân ước tính 30 triệu đô la, dường như rất hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình, đầy bận rộn và viên mãn.
Chúng tôi cũng đã đưa tin về một nhân viên khác với 62 triệu đô la cổ phiếu Nvidia có thể đã nghỉ hưu. Song, vẫn còn tồn tại một vấn đề tại Nvidia khi có các báo cáo về nhân viên giàu có của công ty này đang sống trong tình trạng nghỉ hưu bán thời gian, cho thấy không phải mọi chuyện luôn suôn sẻ như mong đợi.
Lấy link