Xu hướng bảo mật an ninh mạng toàn diện trước tấn công DDoS trong năm 2024

Trước làn sóng tấn công DDoS và biến động kinh tế toàn cầu trong năm 2023, nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn các giải pháp bảo mật nội địa để đảm bảo an toàn thông tin và tối ưu chi phí.


Tấn công DDoS gia tăng trên toàn cầu


Theo Daily Host News, số lượng tấn công DDoS trên toàn cầu năm 2023 tăng 63% so với năm 2022. Còn theo Tech Wire Asia, trong năm 2023, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đối mặt với làn sóng tấn công DDoS tăng 38% so với cùng kì năm trước. Báo cáo từ Cybersecurity Ventures cho thấy, tổng thiệt hại do tội phạm mạng gây ra trên toàn thế giới trong năm vừa qua đạt khoảng 8 nghìn tỷ đô la Mỹ.


Theo thống kê mới nhất từ hệ thống bảo mật VNIS (VNetwork Internet Security) thuộc Công ty Cổ phần VNetwork, tình hình tấn công DDoS trong năm 2023 gia tăng đáng kể về số lượng, quy mô và độ tinh vi. Riêng trong quý IV/2023, VNIS đã ghi nhận lượng tấn công hơn 3,2 tỷ request với mức yêu cầu tối đa bị chặn hơn 5 triệu yêu cầu mỗi giây.


a1111111.png
Báo cáo tấn công DDoS trong năm 2023 từ VNetwork

Vào ngày 4/3/2024, VNIS đã thành công ngăn chặn một cuộc tấn công DDoS quy mô lớn với lưu lượng lên đến 150Gbps, nhắm vào một doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính-chứng khoán.


a222222.png
Nền tảng VNIS ghi nhận cuộc tấn công DDoS vào ngày 4/3

Xu hướng bảo mật an ninh mạng


Tăng cường năng lực bảo mật thông qua việc triển khai nhiều lớp Cloud WAF


Hard Firewall (tường lửa phần cứng) là một giải pháp bảo mật mạng phổ biến được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, trước tình hình tấn công mạng ngày càng phức tạp, thiết bị phần cứng không thể đáp ứng năng lực phòng chống bởi các hạn chế về lưu lượng chịu tải và khả năng mở rộng thiếu linh hoạt. Do đó, để nâng cao tính bảo mật của hệ thống, nhiều doanh nghiệp đã triển khai thêm các lớp Cloud WAF được tích hợp với hạ tầng CDN nhằm tối ưu chi phí và tăng cường hiệu quả chặn lọc. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi hoàn toàn lên Cloud WAF để tối ưu chi phí đầu tư và vận hành.


Các giải pháp bảo mật nội địa dần được ưa chuộng


Dù đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để trang bị các giải pháp bảo mật nước ngoài, không ít các doanh nghiệp vẫn gặp phải tình trạng gián đoạn dịch vụ kéo dài khi bị tấn công, gây ảnh hưởng đến tài chính và uy tín công ty. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố như hạ tầng, công nghệ và con người. Trong số đó, rào cản về ngôn ngữ và chênh lệch múi giờ cũng ảnh hưởng đến thời gian phản hồi và xử lý sự cố từ các nhà cung cấp nước ngoài.


Với sự đầu tư và phát triển mạnh mẽ của các công ty công nghệ Việt, các giải pháp bảo mật trong nước ngày nay đã có thể đáp ứng được các yêu cầu bảo mật khắt khe của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với lợi thế am hiểu thị trường và ngôn ngữ bản địa, các chuyên gia có thể phát huy tối đa khả năng trao đổi hỗ trợ kịp thời, đồng thời tư vấn thiết kế giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp để tối ưu chi phí.


Ngoài ra, các giải pháp bảo mật trong nước đảm bảo việc cập nhật và tuân thủ các quy định về an toàn thông tin của Chính phủ sẽ mang lại sự an tâm cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng.


Giải pháp bảo mật toàn diện trên nền tảng đám mây


Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp bảo mật toàn diện, có khả năng đối phó hiệu quả và linh hoạt với tình hình tấn công mạng phức tạp, đồng thời đảm bảo tối ưu chi phí và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.


Theo ông Nguyễn Văn Tạo - Nhà sáng lập và điều hành VNetwork, một giải pháp bảo mật toàn diện cần kết hợp giữa 3 yếu tố: Cơ sở hạ tầng CNTT lớn mạnh, công nghệ bảo mật tiên tiến và thông minh, đội ngũ chuyên gia an ninh mạng hỗ trợ quản lý và phản ứng nhanh trong trường hợp cấp bách.


Trong đó, cơ sở hạ tầng lớn mạnh và bao phủ rộng giúp phân tán lưu lượng tấn công quy mô lớn vào layer 3, 4. Công nghệ thông minh giúp nâng cao năng lực phòng thủ và ứng phó hành vi khai thác lỗ hổng layer 7. Cuối cùng là đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm phối hợp đưa ra giải pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả. Cụ thể, thời gian phản hồi ngắn, đồng nhất về ngôn ngữ và phương thức giao tiếp, năng lực phối hợp giữa doanh nghiệp cùng nhà cung cấp giải pháp là các yếu tố tạo nên tính kịp thời và hiệu quả khi xử lý tấn công mạng.


Để giải quyết thách thức bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp, đồng thời nắm bắt xu hướng bảo mật trên nền tảng Cloud, VNetwork tiên phong phát triển nền tảng VNIS - giải pháp bảo mật toàn diện dành cho website, ứng dụng, API với khả năng phòng chống DDoS hiệu quả cao.


Theo đại diện doanh nghiệp, với hệ thống multi-CDN có khả năng chịu tải lên đến 2.600 Tbps, VNIS đảm bảo website, ứng dụng, API của doanh nghiệp hoạt động ổn định trước mọi tấn công DDoS. Riêng tại Việt Nam, hệ thống sẵn sàng đáp ứng hơn 5 triệu lượt người dùng đồng thời và xử lý hơn 8 tỷ yêu cầu (requests) mỗi ngày. Hệ thống cân bằng tải thông minh (AI Smart Load Balancing) của đơn vị giúp phân tích và điều hướng lưu lượng truy cập phù hợp, từ đó phòng thủ và ứng phó thành công với mọi cuộc tấn công mạng, bao gồm cả tấn công DDoS.


a333333.png
Mô hình bảo mật toàn diện của Nền tảng VNIS

“Hiểu rõ tính kịp thời là yếu tố then chốt trong phòng chống tấn công mạng, VNetwork đã xây dựng đội ngũ SOC với các chuyên gia bảo mật hàng đầu tại Việt Nam và trên toàn cầu. Với cam kết xử lý tấn công nhanh chóng, hiệu quả thông qua thỏa thuận SLA và hoạt động 24/7 trên nhiều kênh liên lạc khác nhau, VNetwork đảm bảo giảm thiểu thiệt hại tối đa và giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động kinh doanh trong mọi tình huống”, ông Tạo chia sẻ thêm.


a4444.png
Đội ngũ chuyên gia giám sát và ứng cứu tấn công mạng VNetwork

Với những giải pháp bảo mật ưu việt, VNetwork được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn trong việc bảo vệ an ninh mạng. Đơn vị cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm các giải pháp tối ưu, giúp nâng cao năng lực bảo mật và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai.


Thu Loan









Xu huong bao mat an ninh mang toan dien truoc tan cong DDoS trong nam 2024


Truoc lan song tan cong DDoS va bien dong kinh te toan cau trong nam 2023, nhieu doanh nghiep uu tien lua chon cac giai phap bao mat noi dia de dam bao an toan thong tin va toi uu chi phi.

Xu hướng bảo mật an ninh mạng toàn diện trước tấn công DDoS trong năm 2024

Trước làn sóng tấn công DDoS và biến động kinh tế toàn cầu trong năm 2023, nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn các giải pháp bảo mật nội địa để đảm bảo an toàn thông tin và tối ưu chi phí.
Xu hướng bảo mật an ninh mạng toàn diện trước tấn công DDoS trong năm 2024
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: