Cơ chế bay đặc biệt của loài chim ăn xác thối nặng nhất thế giới

Cơ chế di chuyển cơ bản nhất của hầu hết mọi loài chim là bay. Loài nào là kỷ lục gia có khoảng ngưng dài nhất giữa 2 lần vỗ cánh?


Cơ chế bay đặc biệt của loài chim ăn xác thối nặng nhất thế giới - 1

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải đến dãy Andes (dãy núi dài nhất thế giới nằm dọc theo bờ tây lục địa Nam Mỹ), quê nhà của thần ưng Andes (hay kền kền khoang cổ).


Với hai chữ "thần ưng" ở trong danh pháp chính thức, loài chim này sở hữu một khối lượng cơ thể khổng lồ, lên tới 15kg, khiến nó trở thành loài chim bay nặng nhất thế giới.


Theo lý thuyết, một thứ gì đó nặng nề như vậy ngay từ đầu đã không thể bay lên không trung, nhưng thần ưng Andes có độ dài sải cánh rất ấn tượng, lên tới 3,2 mét.


Đập cánh nhiều, đối với một con chim lớn và nặng, sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vậy nên thay vào đó chúng bay lên rất cao, dựa vào các luồng khí nóng ở phía trên để lướt đi trong không khí.


Do đó, không có gì khó hiểu khi thần ưng Andes là loài chim dành ít thời gian để vỗ cánh nhất trong suốt cả chuyến bay.


Một nhóm nhà nghiên cứu từ Đại học Swansea và Đại học Quốc gia Comahue đã theo dõi 8 cá thể thần ưng Andes trong suốt 5 năm bằng thiết bị GPS và thiết bị ghi âm giúp ghi lại nhịp đập cánh của chúng.


Từ dữ liệu thu được, họ phát hiện ra rằng thời gian vỗ cánh của loài kền kền này chỉ chiếm 1% thời gian bay. Điều đó có nghĩa chúng đã vượt qua những con chim hải âu lang thang về kỷ lục bay lâu nhất không cần vỗ cánh. Chim hải âu dành từ 14,5% đến 1,2% thời gian bay cho việc vỗ cánh.


Tương tự như chim hải âu, phần lớn thời gian vỗ cánh của thần ưng là ở thời điểm cất cánh (thời điểm này là hơn 75%). Thời gian còn lại, chúng tránh vỗ cánh hết sức hiệu quả bằng cách tận dụng tối đa gió và các luồng không khí, đến mức chúng có thể bay suốt 5 giờ mà không cần vỗ cánh, bay được quãng đường 172km trong thời gian đó.


Tiến sĩ Hannah Williams giải thích: "Điều này cho thấy các quyết định về thời điểm và địa điểm hạ cánh đối với loài chim này là rất quan trọng, vì những lần hạ cánh không cần thiết sẽ khiến số lần đập cánh tăng lên rất nhiều do phải cất cánh nhiều lần, tăng thêm đáng kể lượng năng lượng tiêu hao cho chuyến bay của chúng".


Rất may cho những thần ưng còn nhỏ, khả năng đưa ra quyết định đó dường như không cần đến nhiều kinh nghiệm. Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng ngay cả những con chim thiếu kinh nghiệm cũng biết cách bay thế nào để tiết kiệm tối đa "nhiên liệu" của mình.


Theo www.iflscience.com







Co che bay dac biet cua loai chim an xac thoi nang nhat the gioi


Co che di chuyen co ban nhat cua hau het moi loai chim la bay. Loai nao la ky luc gia co khoang ngung dai nhat giua 2 lan vo canh?

Cơ chế bay đặc biệt của loài chim ăn xác thối nặng nhất thế giới

Cơ chế di chuyển cơ bản nhất của hầu hết mọi loài chim là bay. Loài nào là kỷ lục gia có khoảng ngưng dài nhất giữa 2 lần vỗ cánh?
Cơ chế bay đặc biệt của loài chim ăn xác thối nặng nhất thế giới
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: