Những điểm giống và khác với bong bóng dotcom S&P 500 đã tăng 16 trong tổng số 18 tuần qua và liên tục tạo ra những đỉnh mới. Tuy nhiên, đà tăng của chứng khoán Mỹ chủ yếu dựa vào những gã khổng lồ công nghệ trong cái gọi là “Magnificent 7”, dẫn đầu là Nvidia.
Trong khi đó, Cục dự trữ Liên bang Mỹ được dự báo sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Các nhà đầu tư tin rằng, việc FED giảm lãi sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp công nghệ và cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng cao hơn.
Thế nhưng, việc một nhóm cổ phiếu đẩy thị trưởng tăng cao dẫn tới lo ngại về bong bóng. Các chiến lược gia của UBS cũng suy nghĩ về điều đó và đưa ra những so sánh ở hiện tại so với những năm cuối 1990, khi bong bóng dot-com xảy ra.
Vào tháng 1/1995, khi FED kết thúc chu kỳ tăng lãi suất cao tới 6%, S&P 500 bắt đầu một đợt tăng giá mạnh với tốc độ tăng trưởng 27% mỗi năm trong 5 năm liên tiếp. Và đến tháng 3/2000, bong bóng vỡ tan. Người ta gọi đây là bong bóng dotcom.
“Đà bùng nổ trên thị trường chứng khoán nửa cuối những năm 90 chứng kiến 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu là tăng trưởng ổn định và tăng trưởng diện rộng kéo dài từ đầu năm 1995 đến giữa năm 1998. Sau đó là giai đoạn giảm ngắn trước khi bùng nổ mạnh mẽ cuối năm 1998 đến khi vỡ bong bóng đầu năm 2000”, chiến lược gia trưởng Bhanu Baweja và nhóm của ông tại UBS cho biết trong một lưu ý.
Với những gì đang xảy ra ở thời điểm hiện tại, nhóm của ông Baweja cho rằng thị trường đang có những điểm tương đồng với giai đoạn 2 của bong bóng dotcom 2 thập kỷ trước. Thế nhưng, ông Baweja lập luận rằng “chưa có bong bóng nào có nguy cơ vỡ”. Điểm khác biệt được chỉ ra là hàng loạt các tín hiệu tích cực trên thị trường và trong chính báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Theo UBS, đà tăng giá hiện nay không chỉ dựa trên sự cường điệu hóa như phần lớn các cổ phiếu trong bong bóng dotcom mà dựa trên lợi nhuận thực tế của cổ đông.
Còn thiếu yếu tố để dẫn tới bong bóng
TS Lombard, doanh nghiệp chuyên nghiên cứu về vĩ mô, cho biết 10 công ty hàng đầu trong S&P 500, hiện chiếm khoảng 34% tổng vốn hóa của thị trường.
Skylar Montgomery Koning, chuyên gia cấp cao của TS Lombard, nói rằng: “Chỉ số tổng thể khó có thể tăng đáng kể nếu không có sự tham gia của ngành công nghệ và điều đó cũng có ý nghĩa là các chỉ số này dễ bị tổn thương trước những rủi ro đặc thù với các doanh nghiệp này”.
Tuy nhiên, chính sách xoay trục ôn hòa của FED và nền kinh tế tăng trưởng bền bền bỉ trong những tháng gần đây giúp thị trường chứng khoán được cả thiện. Không chỉ chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu và Nhật Bản đều đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những tuần gần đây.
Ngoài ra, Koning còn nhấn mạnh mức tăng vốn chủ sở hữu đến nay đã được chứng minh bằng các nguyên tắc cơ bản, cụ thể là chính sách và triển vọng tăng trưởng cùng với mùa kết quả kinh doanh quý 4 đầy mạnh mẽ.
“Mọi bong bóng trên thị trường chứng khoán đều cần 3 yếu tố để thổi phồng: Một câu chuyện cơ bản vững chắc, một câu chuyện hấp dẫn về sự tăng trưởng trong tương lai và một tính thanh khoản hay đòn bẩy hoặc cả 2. Hiện tại, đợt tăng giá với động lực là AI này đang đáp ứng 2 tiêu chí đầu tiên và dường như vẫn còn thiếu tiêu chí thứ 3”, Koning nói.
Theo đó, thanh khoản thị trường hiện đang dồi dào nhưng đòn bẩy vẫn chưa ở mức đáng lo ngại. Cho đến nay, thắt chặt định lượng đã không khiến thanh khoản ở Mỹ bị thu hẹp vì các hợp đồng repo ngược giảm nhanh hơn bảng cân đối kế toán. Thanh khoản đã tăng lên phần nào kể từ đầu năm ngoái và khả năng FED cắt giảm lãi suất trong năm 2024 phần nào sẽ tạo thêm tác động.
Đòn bẩy hiện có vẻ không đáng ngại. Nợ ký quỹ và lãi suất mở quyền chọn cho thấy không phải hoạt động đầu cơ thúc đẩy cú tăng của thị trường. Nợ margin tăng nhẹ nhưng chưa đến mức cao đỉnh điểm của năm 2020.
Tin xấu là gì?
UBS chỉ ra rằng thị trường không có nguy cơ bong bóng không đồng nghĩa với thị trường sẽ tăng. Baweja lưu ý rằng tăng trưởng năng suất có vẻ “không giống như những năm 1990”.
“Dữ liệu về các đơn hàng điện tử và các công nghệ thông tin, cam kết đầu tư và đầu tư thực tế hoàn toàn không cho thấy việc tăng cường vốn có liên quan đến tăng năng suất. Thước đo toàn cầu hóa của chúng tôi cho thấy nó đang bị trì trệ (thực tế là suy yếu) so với cuối năm năm 1990. Nền kinh tế hôm nay đã ở cuối chu kỳ”, Baweja nói.
UBS tin rằng mức tăng trưởng thu nhập khả dụng thực tế của nền kinh tế “yếu và có khả năng yếu hơn” ở thời điểm hiện tại. Để tăng trưởng trở nên bền vững hơn trên thị trường chứng khoán, các biến số này cần được cải thiện.
Tham khảo: CNBC
Lấy link