Chương trình H-1B của Mỹ thường dành cho đối tượng người lao động nước ngoài có trình độ học vấn và chuyên môn cao trong các lĩnh vực như công nghệ và chăm sóc sức khỏe.
Các công ty công nghệ lớn như Amazon, Google, Microsoft, Meta hay Apple đều dành ra một khoản ngân sách để tài trợ cho hàng ngàn ứng viên mỗi năm.
Song, xu hướng cắt giảm nhân sự hàng loạt của những doanh nghiệp công nghệ tại nền kinh tế số một thế giới, đã khiến các lao động tay nghề cao theo diện H-1B trở nên “bơ vơ”.
“Các nhà tuyển dụng Mỹ thực sự đã ‘phụ lòng’ những lao động nước ngoài có trình độ học vấn và chuyên môn cao”, Annie Beaudoin, cựu nhân viên nhập cư Canada, cho biết.
Thị thực lao động tay nghề cao của Mỹ ngày càng trở nên cạnh tranh kể từ khi được triển khai vào năm 1990. Tính đến năm 2024, Cơ quan Di trú và Nhập tịch nước này đã nhận được 758.994 đơn đăng ký đủ điều kiện, song chỉ có 188.400 hồ sơ được chọn vào vòng rút thăm cuối cùng.
“Quy trình rất căng thẳng. Tôi phải mất đến ba lần mới bốc trúng được lá thăm”, Harnoor Singh, kỹ sư phần mềm tại Microsoft và người có thị thực H-1B đến từ Ấn Độ, chia sẻ.
Từ đầu năm nay, sa thải là từ khoá chung của cả ngành công nghệ. Những gã khổng lồ như Microsoft sa thải lên tới 10.000 người vào tháng 1, trong khi con số này của Amazon là 18.000 nhân viên.
Đối với những người có thị thực H-1B, nếu bị sa thải, họ có 60 ngày để tìm người bảo lãnh mới, chuyển trạng thái thị thực hoặc bị trục xuất về nước.
Frederick Anokye đến từ Ghana, từng là kỹ sư H-1B, chuyên phân tích lỗi theo thời gian thực tại hãng bán dẫn Micron, nằm trong số những người không may mắn.
“Tôi vẫn đang tìm việc làm ở Mỹ. Không hề dễ dàng ở thời điểm này, khi xu hướng cắt giảm nhân sự chưa kết thúc”.
"Tiền lệ chưa từng có"
Trong bối cảnh đó, chính phủ Canada đã nhanh chóng xây dựng và triển khai chương trình thí điểm cho tối đa 10.000 lao động tay nghề cao có thị thực H-1B của Mỹ, được đăng ký giấy phép làm việc lên tới 3 năm ở xứ sở “lá phong”.
Ngay lập tức, số đơn đăng ký đã lấp đầy và tính đến tháng 10, Canada đã cấp giấy phép lao động cho hơn 6.000 người đang sở hữu thị thực H-1B nhập cảnh từ Mỹ.
“Đây là chương trình chưa từng có tiền lệ trong quá khứ”, chuyên gia tư vấn nhập cư Kubeir Kamal của Trường Cao đẳng Tư vấn Nhập cư và Quốc tịch cho biết.
Chương trình này là một phần của Chiến lược Nhân tài Công nghệ của Canada, một kế hoạch tổng thể trong nhiều năm nhằm tuyển dụng những nhân tài công nghệ hàng đầu thế giới.
Một nghiên cứu của CBRE cho thấy thị trường công nghệ Canada đã tăng trưởng 15,7% kể từ năm 2020, vượt xa Mỹ, vốn tăng trưởng 11,4%.
Nghiên cứu cũng cho thấy Canada hiện có 1,1 triệu công nhân công nghệ, Toronto và Vancouver được xếp hạng trong số 10 thành phố công nghệ hàng đầu tại Bắc Mỹ.
(Theo CNBC)
Nokia sa thải tối đa 14.000 nhân sự
Nokia cho biết dự định cắt giảm nhiều nhất 14.000 nhân sự, tương đương 16% lực lượng lao động. Công ty muốn giảm tối đa 1,2 tỷ EUR chi phí vào năm 2026.
Nhà mạng Mỹ sa thải 5.000 nhân viên
T-Mobile vừa thông báo sẽ sa thải 5.000 nhân viên, hay khoảng 7% lực lượng lao động, trong 5 tuần tới.
Tập đoàn công nghệ Grab ngày 20/6 thông báo cắt giảm hơn 1.000 nhân sự, tương đương 11% lực lượng lao động, một phần trong nỗ lực quản lý kinh phí và duy trì sức cạnh tranh công ty.