Huawei và SMIC bị Washington gây sức ép mạnh

Các nghị sĩ Đảng Cộng hoà đang thúc giục chính quyền Tổng thống Biden thu hồi tất cả giấy phép hiện có của Huawei và công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc - SMIC.


Các nhà lập pháp, bao gồm Chủ tịch Ủy ban đối ngoại, Ủy ban năng lượng và thương mại, Ủy ban quân vụ và Ủy ban Trung Quốc, đồng loạt kêu gọi Bộ Thương mại ngừng cấp phép xuất khẩu sang những doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh như SMIC, đồng thời áp đặt thêm những biện pháp hạn chế bổ sung chặt chẽ hơn.


Bức thư do Chủ tịch Ủy ban đối ngoại hạ viện Michael McCaul nói rằng, “Mỹ cần ngăn chặn một cách chiến lược các sản phẩm bán dẫn của SMIC, đặc biệt là những yếu tố gây rủi ro cho an ninh quốc gia, xâm nhập vào thị trường nội địa”, đồng thời tiến hành “truy tố hình sự các nhân vật đứng đầu SMIC và Huawei”.


Mỹ đưa SMIC vào danh sách “thực thể” từ tháng 12/2020 do lo ngại công ty này chuyển hướng công nghệ tiên tiến sang mục đích quân sự.

Bộ Thương mại Mỹ trong một tuyên bố tuần trước cho hay, họ đang tìm hiểu thêm thông tin về “đặc tính và thành phần” của con chip sử dụng bên trong điện thoại Mate 60 Pro mà Huawei vừa ra mắt. Song, Bộ cũng nhấn mạnh “các hạn chế áp dụng từ năm 2019 đã đánh gục Huawei và buộc hãng này phải tự sáng tạo lại với một cái giá phải trả đáng kể”.


Mate 60 Pro là smartphone mới nhất của Huawei, có chứa con chip mà các nhà phân tích tin rằng nó được tạo ra nhờ bước đột phá về công nghệ của SMIC.


Gã khổng lồ sản xuất điện tử Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen thương mại vào tháng 5/2019 với lý do an ninh quốc gia. Do đó, các nhà cung cấp ở Mỹ hay ở các nước khác phải xin giấy phép đặc biệt mới có thể thực hiện giao dịch với Huawei.


“Thu hồi tất cả giấy phép hiện có”


Đầu tháng 3/2023, Bộ Thương mại Mỹ, với đầu mối là Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), cho biết có hơn 639 thực thể trụ sở tại Trung Quốc đang nằm trong danh sách đen thương mại. Danh sách thực thể được đưa ra từ thời chính quyền Trump, chỉ những thực thể không đủ điều kiện nhận bất kỳ mặt hàng nào theo Quy định quản lý xuất khẩu trừ khi có giấy phép riêng. Trong số này, có hơn 155 thực thể do chính phủ ông Biden bổ sung.


Bức thư của nhóm nghị sỹ Hạ viện cũng yêu cầu Bộ Thương mại “thu hồi tất cả giấy phép hiện có của SMIC và Huawei”.

Tuy vậy, SCMP cho biết, “có 192 giấy phép được cấp nằm trong số 242 đơn cấp phép được phê duyệt trong giai đoạn từ tháng 1-3/2022, trong đó 115 giấy phép có chứa công nghệ hạn chế”.


Nói cách khác, khoảng 69,9% đơn đăng ký đều được phê duyệt, cho phép vận chuyển hàng hoá và công nghệ Mỹ tới những thực thể trong danh sách đen. Số giấy phép này trị giá hơn 23 tỷ USD.


Còn trong giai đoạn từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021, tính riêng các nhà cung ứng cho Huawei đã nhận 113 cấp phép, trị giá gần 61 tỷ USD. Đối với SMIC, con số này là 188 giấy phép, tương đương 42 tỷ USD hàng hoá.


“Thật đáng kinh ngạc, Bộ Thương mại vẫn tiếp tục cấp phép bán công nghệ quan trọng của Mỹ cho đối thủ của chúng ta”, Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại hạ viện khi đó cho biết.


Đáp lại, Bộ Thương mại cho hay, “mọi giấy phép phản ánh trong dữ liệu, chủ yếu liên quan các công nghệ cũ và các mặt hàng không gây lo ngại đáng kể đến an ninh quốc gia”. BIS cũng lưu ý rằng một số giấy phép bán hàng cho các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đã được thiết lập từ thời Tổng thống Trump.


Bức thư của nhóm nghị sỹ Hạ viện cũng yêu cầu Bộ Thương mại “thu hồi tất cả giấy phép hiện có của SMIC và Huawei”.


(Theo Reuters, TechWireAsia)


Đột phá chip của Huawei đẩy cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung leo thang

Đột phá chip của Huawei đẩy cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung leo thang

Đột phá của Huawei với con chip Kirin 9000s sản xuất trên tiến trình 7 nanomet có thể đẩy Trung Quốc đối mặt với các biện pháp cấm vận công nghệ khắc nghiệt hơn từ Mỹ.
‘Nấc thang mới’ trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

‘Nấc thang mới’ trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Cuộc chiến công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục nóng bỏng khi Mỹ xem xét chấm dứt gia hạn thoả thuận hợp tác khoa học kéo dài suốt bốn thập kỷ qua.