Hội đồng thành phố Kitakyushu đã nhận được đơn đề xuất của APL về việc giải phóng mặt bằng cho trung tâm dữ liệu tương lai vào tuần trước.
Việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu trong vòng bốn năm. Trung tâm dữ liệu mới có mức tiêu thụ 120 MW điện, trở thành một trong những trung tâm tiêu thụ điện lớn nhất trên đảo Kyushu của Nhật Bản.
Cơ sở này sẽ là trung tâm dữ liệu thứ hai của Kitakyushu, sau địa điểm được khai trương vào năm 2007.
Thành phố phía nam Nhật Bản nổi tiếng với các nhà máy thép, đặt ra mục tiêu trở thành một “Tokyo dự phòng” vào hồi đầu năm, nhằm thu hút các công ty, trung tâm dữ liệu và cơ quan chính phủ hiện đang chen chúc trong khu vực đô thị ở Tokyo.
Nằm ở mũi phía bắc của đảo Kyushu, gần điểm nối của cáp thông tin liên lạc dưới biển và trên bờ, cũng như tiềm năng năng lượng tái tạo của khu vực là những điểm cộng để APL “xuống tiền” tại đây.
Công ty Mỹ đang có các khoản đầu tư vào cơ sở thương mại và năng lượng tái tạo, song là lần đầu tư rót tiền cho lĩnh vực trung tâm dữ liệu. Chi nhánh APL tại Nhật Bản cho biết họ đang xem xét lựa chọn tự điều hành hay thuê ngoài quản lý cơ sở dữ liệu này.
Theo thành phố, địa điểm được quy hoạch có diện tích khoảng 63.000 mét vuông, nằm trong Công viên Nghiên cứu và Khoa học Kitakyushu, một cụm cơ sở nghiên cứu học thuật.
(Theo Nikkei Asia)
Khi trung tâm dữ liệu ‘khát nước’
Những trung tâm dữ liệu (data centre) “ngốn” nước khiến mùa hè tại châu Âu ngày càng khô hạn.
Nhà mạng không đứng ngoài cuộc đua đầu tư vào trung tâm dữ liệu
Không chỉ có các hãng công nghệ như Microsoft, Google, nhà mạng khắp thế giới cũng đang tăng cường đầu tư vào trung tâm dữ liệu (data center) để bắt kịp nhu cầu của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo.
Tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), từ một vùng núi đá vôi loay hoay với bài toán phát triển, đã 'thay da đổi thịt' nhờ phát triển kinh tế dữ liệu với các trung tâm big-data đặt trong hang động.