Cụ thể, người dùng chỉ cần gõ “OFF” (tắt) và gửi tới tổng đài dịch vụ của Verizon để chặn các tin nhắn gửi đi từ địa chỉ thư điện tử (email-to-text), hoạt động có tới hơn 80% được xác định là tin nhắn rác.
Năm ngoái, Uỷ ban Truyền thông Liên bang (FCC) phát đi cảnh báo về tình trạng tin nhắn lừa đảo ngày một gia tăng. Cơ quan này cho biết đơn khiếu nại về những tin nhắn văn bản không mong muốn tăng từ 5.700 trong năm 2019 lên 14.000 năm 2020 và 15.300 vào năm 2021.
Cũng trong báo cáo, FCC cho biết những kẻ gửi tin nhắn rác muốn người nhận “tương tác” với chúng. Do đó, giống như tổng đài gọi điện tự động, hệ thống gửi tin nhắn tự động cũng tìm cách đánh vào nỗi sợ hãi hoặc tức giận của người dùng, chẳng hạn như thanh toán hoá đơn quá hạn, thất lạc bưu kiện, tài khoản ngân hàng gặp lỗi hoặc những sai phạm liên quan pháp lý.
Một số kẻ lừa đảo nhằm đánh cắp tiền thuê bao, số khác lại đơn giản là muốn thu thập thông tin cá nhân người dùng hoặc xác nhận rằng số điện thoại này đang “active” để tiến hành lừa đảo trong tương lai.
Theo quy định, FCC cấm sử dụng tổng đài tự động để gửi tin nhắn tới điện thoại di động khách hàng trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phải thông báo trước.
Đầu năm 2023, nhà chức trách Mỹ cũng ban hành bộ quy tắc đầu tiên về tin nhắn lừa đảo, bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ di động chặn một số tin nhắn tự động (robotext) được xác định “khả năng cao là bất hợp pháp”.
Nhà mạng Verizon cung cấp bộ lọc tin nhắn tương đối rộng cho các thuê bao trong trường hợp người dùng không muốn tắt tính năng email-to-text. Nhà mạng này cho biết khách hàng có thể kích hoạt trở lại tính năng với cú pháp “ON” gửi đến tổng đài.
(Theo CNBC)
Nhà mạng liên thủ chống đổ vỡ thị trường Internet
Các doanh nghiệp đang tìm cách hạ nhiệt cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường Internet băng rộng cố định, bởi nó đang đẩy họ vào nguy cơ cạn kiệt nguồn lực.
Nhà mạng Mỹ sa thải 5.000 nhân viên
T-Mobile vừa thông báo sẽ sa thải 5.000 nhân viên, hay khoảng 7% lực lượng lao động, trong 5 tuần tới.
Cơ quan chống độc quyền Hàn Quốc đã phạt tổng cộng 33,6 tỷ won (25,06 triệu USD) với ba nhà mạng nội địa vì quảng cáo gây nhầm lẫn về tốc độ 5G.