Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số - chiến lược mới của Nokia ở Việt Nam

Định hướng của Nokia tại Việt Nam là góp phần tăng tốc độ của tiến trình số hóa trong các ngành công nghiệp, cơ quan chính phủ và lĩnh vực tài chính trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.


Đây là chia sẻ của ông Terence McCabe, Giám đốc Công nghệ, Nokia khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản.


Nokia là một trong những công ty tiên phong về đổi mới công nghệ B2B, tập trung thúc đẩy sự tăng trưởng theo cấp số nhân về giá trị của các hạ tầng mạng. Qua đó, giúp các nhà khai thác mạng viễn thông và DN đổi mới, nâng tầng trải nghiệm khách hàng.


Theo ông Terence McCabe, trong 30 năm qua, Nokia cũng đã cung cấp nhiều danh mục giải pháp tại Việt Nam như mạng truyền dẫn quang, định tuyến IP, di động, cố định băng rộng, phần mềm và đám mây. Ngoài ra, Nokia chú trọng đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu - phát triển để tạo ra các giải pháp mạng tiên tiến và đã tham gia vào các lĩnh vực chính trong phát triển cơ sở hạ tầng 5G, bao gồm thiết bị truy cập vô tuyến, công nghệ mạng lõi và giải pháp doanh nghiệp.


Ông Terence McCabe, Giám đốc Công nghệ, Nokia khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 5G


Công nghệ 5G ngày càng có vai trò quan trọng với doanh nghiệp và người dân. Những tác động của công nghệ 5G có thể kể đến như cung cấp kết nối cho các thiết bị công nghiệp và cơ sở hạ tầng quan trọng, quản lý giao thông, xe tự hành, vận hành thiết bị bay không người lái và ứng phó khẩn cấp đều có thể được cải thiện thông qua ứng dụng công nghệ 5G.


Với kinh nghiệm và thế mạnh của mình, Nokia đã hợp tác với các cơ quan chính phủ và tổ chức học thuật trên toàn cầu để hỗ trợ việc xây dựng các ứng dụng và giải pháp. Hiện nay, Nokia đang đẩy mạnh hợp tác với các đối tác ở Việt Nam để đưa “Sức mạnh của n” (Power of n) vào việc tăng cường và thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực quan trọng đối với cộng đồng Việt Nam.


Khẳng định vị thế dẫn đầu về phát triển công nghệ ở Việt Nam


Nokia đang hợp tác với nhiều đối tác và khách hàng tại Việt Nam để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cũng như đảm bảo rằng việc triển khai cơ sở hạ tầng này luôn dựa trên các tiêu chí tin cậy và an toàn.


Nokia dựa vào chuỗi cung ứng toàn cầu để mua sắm linh kiện và nguyên liệu cho các sản phẩm của mình, bao gồm cả các cơ sở sản xuất sản phẩm mạng di động tại Việt Nam. Nằm ở tâm điểm của các sản phẩm này, chipset tùy biến để xử lý tín hiệu vô tuyến, xử lý tín hiệu quang và định tuyến IP kết hợp các thế hệ công nghệ bán dẫn mới nhất có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo nguồn cung tin cậy và giảm thiểu rủi ro.


Hiện nay, Nokia đang chuyển từ thiết kế theo tiến trình 7 nanômét trong sản xuất chipset xử lý tín hiệu vô tuyến sang tiến trình 5 nanômét và trong tương lai là 3 nanômét. Mỗi bước giảm trong tiến trình sản xuất vi xử lý đều mang lại lợi ích về phương diện hạ thấp mức tiêu thụ điện năng và gia tăng dung lượng. Những kết quả trên là nhờ công nghệ chỉ có ở trên một số chip bán dẫn nhất định và có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển các ứng dụng AI và siêu máy tính thế hệ mới.


Trong mạng truyền dẫn quang, chipset PSE-6 mới nhất của Nokia dựa trên thiết kế 5 nanômét kế thừa hiệu suất hàng đầu trong ngành của thiết bị quang coherent, trong đó kết hợp bộ xử lý tín hiệu số mạnh mẽ với các thuật toán xử lý tín hiệu tiên tiến và quang tử silicon để cung cấp dịch vụ Ethernet 800 Gigabit với chi phí và mức tiêu thụ điện năng thấp hơn.


Trong lĩnh vực mạng IP, Nokia dẫn đầu trong ngành về chip xử lý mạng do công ty tự phát triển dựa trên tiến trình 7 nanômét trên cương vị của bộ xử lý mạng 6.0Tb/s tiên phong trên thị trường dành cho giao diện 800G. Chip bán dẫn này không chỉ có dung lượng lớn hơn mà còn tích hợp khả năng bảo mật trong một kích thước nhỏ gọn hơn cùng khả năng hạ thấp đáng kể mức tiêu thụ điện năng.


Khoản đầu tư của Nokia không chỉ liên tục nâng cao hiệu suất và hạ thấp mức tiêu thụ điện năng mà còn đảm bảo rằng, năng lực bảo mật IP được tích hợp trong một chức năng phổ quát được nhúng trực tiếp trong các node định tuyến để thực hiện việc lọc gói tin, nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) tại mọi điểm truy cập vào mạng của CSP hoặc mạng doanh nghiệp. Cách tiếp cận này chỉ có thể được hiện thực hóa bằng khả năng định tuyến IP dựa trên những con chip silicon có quy mô và hiệu suất lớn như chipset Nokia FP5. Khả năng lọc gói tin và mã hóa lưu lượng mạng nội tuyến mà không đòi hỏi thêm các thiết bị bảo mật mang lại lợi ích về chi phí và sự đơn giản về mặt kiến trúc, qua đó cho thấy đầu tư vào đổi mới sáng tạo công nghệ bán dẫn không chỉ tập trung vào việc nâng cao hiệu suất.


Nokia kỳ vọng, quá trình chuyển đổi số có thể góp phần nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam cũng như cải thiện năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống trong các lĩnh vực như y tế và giáo dục.



Ông Terence McCabe là Giám đốc Công Nghệ và là một thành viên của nhóm lãnh đạo cấp cao của Nokia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương & Nhật Bản. Với kinh nghiệm 25 năm trong lĩnh vực viễn thông và trọng tâm là chiến lược công nghệ của công ty cũng như các xu hướng công nghệ trong tương lai, ông đang dẫn đầu kiến tạo các sáng kiến công nghệ và trao đổi mật thiết với các lãnh đạo trong ngành trên toàn khu vực.

Thanh Hà









Gop phan thuc day chuyen doi so - chien luoc moi cua Nokia o Viet Nam


Dinh huong cua Nokia tai Viet Nam la gop phan tang toc do cua tien trinh so hoa trong cac nganh cong nghiep, co quan chinh phu va linh vuc tai chinh trong khi van dam bao muc tieu phat trien ben vung.

Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số - chiến lược mới của Nokia ở Việt Nam

Định hướng của Nokia tại Việt Nam là góp phần tăng tốc độ của tiến trình số hóa trong các ngành công nghiệp, cơ quan chính phủ và lĩnh vực tài chính trong khi vẫn đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Góp phần thúc đẩy chuyển đổi số - chiến lược mới của Nokia ở Việt Nam
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: