Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết, nước này sẽ quyết tâm loại bỏ các linh kiện xuất xứ Trung Quốc khỏi mạng lưới viễn thông 5G nếu điều đó tốt nhất cho an ninh quốc gia.
Trả lời phỏng vấn trên tờ Handelsblatt, ông Faeser nói rằng chi phí cao không phải là lý do để không xem xét thay thế những linh kiện của những nhà cung cấp Trung Quốc Huawei Technologies và ZTE trong mạng lưới 5G. “Chúng tôi sẽ ngăn chặn các thiết bị Trung Quốc nếu chúng gây ra nguy cơ bảo mật lớn”, người đứng đầu Bộ Nội vụ Đức cho hay. “Các công ty viễn thông sẽ phải hành động và tháo dỡ tất cả các linh kiện”.
Không giống như nhiều nước châu Âu khác, dù gặp phải sức ép từ phía Mỹ yêu cầu loại bỏ các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông Trung Quốc, đến nay Đức vẫn né tránh việc đưa ra lệnh cấm trực tiếp nhằm vào công nghệ 5G của Huawei. Thay vào đó, Berlin yêu cầu tất cả những linh kiện được sử dụng trong “cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trọng yếu” phải được dán nhãn kiểm duyệt của nhà chức trách.
Bộ Nội vụ Đức là cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra mạng lưới 5G quốc gia để xác định có bao nhiêu thành phần do Huawei và ZTE cung cấp. Ông Faeser cho hay, mặc dù quá trình thống kê vẫn chưa hoàn tất, song nguy cơ từ những linh kiện Trung Quốc “đã được biết đến từ lâu”.
“Các cơ quan bảo mật của chúng tôi đã liên tục phát đi cảnh báo về sự phụ thuộc một chiều và tôi cho rằng các nhà cung cấp mạng lưới cũng đã được cho đủ thời gian để điều chỉnh việc này”, quan chức Berlin khẳng định.
(Theo Bloomberg)
5G tạo ra những ‘gã khổng lồ’ viễn thông mới tại Đông Nam Á
Những gã khổng lồ viễn thông mới, kết quả từ các cuộc “hôn phối” giữa những nhà mạng lớn tại Đông Nam Á khiến người tiêu dùng lo ngại thị trường viễn thông lọt vào tay một số ít nhà cung cấp dịch vụ.
Anh công bố quỹ 40 triệu bảng mở khóa tiềm năng 5G
Số tiền 40 triệu bảng Anh được kỳ vọng sẽ mở khóa các lợi ích 5G trên cả nước này, châm ngòi cho cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Theo tờ Nikkei, Huawei đặt mục tiêu sản xuất chip di động 5G trở lại trong năm nay, ngay cả khi Mỹ và đồng minh hạn chế Trung Quốc tiếp cận công cụ và công nghệ bán dẫn quan trọng.