Bệnh viện ứng dụng App đa tiện ích cho người bệnh tại Nghệ An

Gần 3 năm qua, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An) đã ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên ứng dụng App đa tiện ích trong khám, chữa cho người bệnh.


Xác định chuyển đổi số là giải pháp “đòn bẩy” nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bệnh viện và quản lý khám chữa bệnh, nhằm thực hiện mục tiêu phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An) tiên phong tại triển khai “bệnh án điện tử” từ năm 2019.


Bệnh viện là một trong những đơn vị top đầu cả nước triển khai thành công bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy. Đến nay, tất cả các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của bệnh viện đều đạt mức 6/7 của Thông tư 54/2017/TT-BYT (Bệnh viện thông minh).


App “BVTP VINH” mang lại tiện ích tối đa cho người bệnh


Trao đổi với VietNamNet, bà Thái Thị Mỹ Hạnh - Trưởng Phòng công tác xã hội (Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh) cho biết, từ năm 2020, bệnh viện thực hiện chuyển đổi số, áp dụng App “BVTP VINH”.


Khi sử dụng App, người dân dễ dàng đăng ký lấy số thứ tự khám bệnh tại nhà cho mình và người thân. Thời gian có thể lấy số thứ tự khám bệnh qua App từ 0h đến 6h và 11h30 đến 14h30 cùng ngày.


Ngồi bất kỳ chỗ nào đều có thể lấy số thứ tự, thời gian vào khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh từ App điện tử. Ảnh: Quốc Huy.

“Nếu như trước đây, hầu hết người bệnh phải đến bệnh viện lấy số từ lúc 3 – 4h sáng, chờ đợi lâu mới đến lượt. Từ khi có App “BVTP VINH” đã hạn chế tối đa tình trạng ùn ứ người bệnh chờ lấy số như trước. Bây giờ chỉ còn khoảng 20% chờ lấy số thứ tự là những người bệnh chưa cài đặt App, người già không có điện thoại thông minh, không có người thân đi cùng” – bà Hạnh thông tin.


Ngoài ra, App “BVTP VINH” còn cập nhật liên tục, lưu trữ toàn bộ kết quả cận lâm sàng của người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh, thay chức năng của sổ khám bệnh; người bệnh không còn phải ngồi chờ đợi kết quả tại từng khu vực, cũng không cần phải lưu trữ giấy tờ kết quả.


Bên cạnh đó, App còn rất nhiều chức năng khác như: Công khai thuốc trong quá trình điều trị nội trú, thanh toán không dùng tiền mặt, khảo sát không hài lòng của người bệnh, cập nhật thông tin mới nhất từ bệnh viện,…


Bàn hướng dẫn thủ tục cho khách hàng chưa biết đến App điện tử ở viện. Ảnh: Quốc Huy.
Xác thực chữ ký ra vào viện bằng dấu vân tay đơn giản. Ảnh: Quốc Huy.

“Bệnh án điện tử là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng của bệnh viện, trong đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, hoàn thiện đồng bộ các hệ thống phần mềm quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán BHYT. Việc triển khai “bệnh án điện tử” đặt nền móng quan trọng trong hành trình “chuyển đổi số” của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, hướng tới mô hình hoạt động “thông minh, chuyên nghiệp, hiện đại” - bà Hạnh cho biết.

“Chuyển đổi số” mang lại hiệu quả cho mọi hoạt động


Bệnh viện đã vận dụng hiệu quả nhiều sáng kiến ứng dụng CNTT vào các hoạt động khám chữa bệnh như: Xác nhận bằng dấu vân tay thay thế chữ ký của người bệnh; Mô hình xe đa năng tích hợp kết quả điện tim, đo huyết áp,....


Máy đa năng hoạt động đến tận giường bệnh. Ảnh: Quốc Huy.
Những tiện ích tiết kiệm thời gian, công sức cho người bệnh và các điều dưỡng. Ảnh: Quốc Huy.

Mô hình xe tích hợp đa năng gồm: Đo huyết áp, điện tim, xác nhận dấu vân tay thay chữ ký người bệnh,… Từ khi có xe tích hợp đa năng giúp người bệnh hạn chế di chuyển. Bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên y tế có thời gian chăm sóc người bệnh nhiều hơn.


Chưa dừng lại ở đó, để hỗ trợ người dân thuận tiện trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, giảm thiểu thời gian tập trung, chờ đợi thanh toán tại quầy thu ngân, bệnh viện đã triển khai đa dạng các ứng dụng thanh toán không tiền mặt như: Thanh toán qua App, VN Pay, QR Pay, Vietcombank Ipay, Vietinbank Ipay, chuyển khoản (Internet Banking), ví điện tử, POS quẹt thẻ,…


Dấu vân tay tích hợp điện tử thay chữ ký thông thường. Ảnh: Quốc Huy.

Việc ứng dụng CNTT triệt để trong mọi hoạt động, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người bệnh khi đến thăm khám, điều trị, thời gian thực hiện quy trình khám chữa bệnh trung bình đã giảm xuống đáng kể.


Nhờ vậy, mặc dù bình quân mỗi ngày, 2 cơ sở của Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh tiếp nhận gần 3.000 người đến khám bệnh ngoại trú, gần 1.000 người bệnh điều trị nội trú nhưng quy trình khám chữa bệnh diễn ra trôi chảy, không ùn ứ, giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi.


Việc sử dụng App điện tử trước khi vào khám ở Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh tiết kiệm thời gian chờ đợi. Ảnh: Quốc Huy.

BS.CKII Phạm Văn Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh chia sẻ, ứng dụng bệnh án điện tử là bước chuyển đổi số hóa tất yếu của tất cả các ngành nói chung và ngành Y tế nói riêng, mang lại hiệu quả công tác quản lý, điều hành. Nhờ đó, quản lý thông tin người bệnh chính xác hơn, góp phần phục vụ hiệu quả cho đơn vị trong việc xây dựng chính sách, kế hoạch.


“Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh tiếp tục không ngừng nỗ lực đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Từng bước xây dựng, hoàn thiện một bệnh viện "thông minh", "hiện đại" và "chuyên nghiệp" đáp ứng tối đa nhu cầu của người bệnh” – ông Sơn khẳng định.









Benh vien ung dung App da tien ich cho nguoi benh tai Nghe An


Gan 3 nam qua, Benh vien Da khoa thanh pho Vinh (Nghe An) da ung dung cong nghe thong tin, trong do uu tien ung dung App da tien ich trong kham, chua cho nguoi benh.

Bệnh viện ứng dụng App đa tiện ích cho người bệnh tại Nghệ An

Gần 3 năm qua, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh (Nghệ An) đã ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó ưu tiên ứng dụng App đa tiện ích trong khám, chữa cho người bệnh.
Bệnh viện ứng dụng App đa tiện ích cho người bệnh tại Nghệ An
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: