Theo đó, Cục Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) trích nội dung trong dự thảo, cho hay các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng thông tin và dịch vụ đối với một triệu người dùng trở lên sẽ phải thực hiện bài kiểm tra đánh giá bảo mật định kỳ hằng năm do cơ quan này chỉ định nếu họ muốn chuyển dữ liệu ra nước ngoài.
Ngoài ra, CAC có quyền yêu cầu tiến hành kiểm tra đối với các công ty dịch vụ sở hữu dữ liệu của từ 100.000 người dùng trở lên, hoặc 10.000 người dùng nếu là các dịch vụ có dữ liệu nhạy cảm. Đối vơi các doanh nghiệp có dưới 1.000.000 người dùng, tần suất kiểm tra đánh giá tuân thủ ít nhất hai năm một lần.
Gần đây Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát dữ liệu trong nước, đặc biệt là các dữ liệu nhạy cảm và dòng chảy thông tin ra nước ngoài.
Tháng 4/2023, các nhà lập pháp nước này đã thông qua luật Phòng, chống gián điệp sửa đổi, trong đó cấm chuyển giao thông tin liên quan đến an ninh quốc gia và mở rộng định nghĩa về gián điệp.
Năm 2022, CAC cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp nền tảng có dữ liệu của hơn một triệu người dùng phải trải qua bài đánh giá bảo mật trước khi niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài.
(Theo Reuters)
Quý Châu: Từ nơi nghèo nàn đến trung tâm dữ liệu của Trung Quốc
Tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), từ một vùng núi đá vôi loay hoay với bài toán phát triển, đã 'thay da đổi thịt' nhờ phát triển kinh tế dữ liệu với các trung tâm big-data đặt trong hang động.
Sở hữu nguồn dữ liệu khổng lồ, Trung Quốc có thể vượt lên trong cuộc đua AI?
Các mô hình AI đòi hỏi lượng dữ liệu khổng lồ, trong khi đó Trung Quốc không hề thiếu nguồn cung với một thị trường hơn 1,4 tỷ dân (số liệu đến đầu tháng 7 của Liên Hợp Quốc).
Mỹ bổ sung các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân người dùng ở châu Âu, tháo gỡ "nút thắt" trong thoả thuận chia sẻ dữ liệu xuyên Đại Tây Dương với EU.