Nguồn tin của Nikkei tiết lộ, Huawei đang hợp tác cùng hãng bán dẫn SMIC để sản xuất chip di động 5G quy mô lớn trong các tháng tiếp theo.
Từ khi Washington chặn Huawei tiếp cận công nghệ quan trọng của Mỹ và các nhà cung ứng toàn cầu năm 2020, Huawei đã không thể sản xuất chip tiên tiến. Cùng năm, SMIC bị Mỹ đưa vào danh sách đen thương mại.
Nếu Huawei thành công sản xuất chip di động trở lại, sẽ đánh dấu thắng lợi lớn với Trung Quốc. Bắc Kinh đã dành nhiều năm và tiền bạc để phát triển ngành công nghiệp chip nội địa, đủ sức cạnh tranh để đối phó các lệnh cấm vận của Washington.
Tháng 10/2022, Mỹ ban hành biện pháp kiểm soát xuất khẩu diện rộng. Mới đây, Nhật Bản và Hà Lan cũng đưa ra lệnh hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn hiện đại.
Để sản xuất chip cho Huawei, SMIC sẽ dùng công nghệ 7nm, quy trình tối tân ở Trung Quốc dù vẫn đi sau hai thế hệ so với chip dùng trong iPhone của TSMC. Ngoài ra, có thể năm 2024 chip Huawei mới lên kệ.
Cũng như Apple, Huawei từng là một trong những khách hàng lớn nhất của TSMC và đi đầu về ứng dụng công nghệ mới nhất trước khi bị Mỹ cấm vận.
Chủ tịch luân phiên của Huawei - Eric Hsu khẳng định công ty sẽ ủng hộ mọi nỗ lực của ngành công nghiệp chip trong nước để trở nên tự chủ. Trước đó, Nikkei đưa tin Huawei đang hợp tác với nhiều đối tác địa phương để xây dựng các nhà máy sản xuất, đóng gói chip.
SMIC cũng đang phấn đấu để tự chủ. Đồng CEO Liang Mong Song – cựu giám đốc TSMC và Samsung Electronics – phụ trách hoạt động nghiên cứu và phát triển của hãng chip cho biết, khi phân tích một con chip đào tiền ảo năm 2022, hãng TechInsights phát hiện SMIC đã sản xuất thành công chip 7nm.
Nanometer (nm) là kích thước của mỗi bóng bán dẫn trên một con chip. Con số càng nhỏ, chip càng hiện đại và mạnh mẽ. TSMC và Samsung đang trong cuộc đua sản xuất chip 3nm quy mô lớn.
Theo Donnie Teng, nhà phân tích của hãng chứng khoán Nomura, nếu Huawei có thể sản xuất chip tự thiết kế, hãng không còn phải lệ thuộc vào Qualcomm, hãng bán dẫn duy nhất tới thời điểm này được Mỹ cấp phép để bán chip 4G cho mình. Song, năng suất chip 7nm còn khá thấp và cần cải thiện nhiều. Bên cạnh đó, SMIC có thể đối mặt với khó khăn khi mở rộng công suất vì nhiều lệnh hạn chế xuất khẩu.
Huawei từng là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới chỉ sau Samsung. Tuy nhiên, năm 2022, thị phần toàn cầu của hãng chỉ còn khoảng 2%, hầu hết tại Trung Quốc, theo hãng nghiên cứu Canalys, giảm mạnh từ đỉnh cao 17,6% năm 2019.
Ivan Lam, nhà phân tích của Counterpoint, nhận xét chip rất cần thiết với mọi bộ phận kinh doanh của Huawei, từ điện tử tiêu dùng đến điện toán đám mây, viễn thông. Dù phải bỏ ra không ít tiền, Huawei hiểu rằng cần phải khôi phục nguồn cung chip, ngay cả khi không hiện đại như các công ty đầu ngành.
(Theo Nikkei)
Nhu cầu chip AI tăng cao, hãng đúc chip chi hàng tỷ USD mở rộng sản xuất
Nhu cầu chip AI bùng nổ khiến TSMC, hãng đúc chip hợp đồng lớn nhất thế giới tức tốc mở rộng năng lực sản xuất tại Đài Loan.
Nhật Bản bắt đầu cấm xuất khẩu thiết bị sản xuất chip
Từ ngày 23/7, Nhật Bản bổ sung thiết bị sản xuất chip tiên tiến vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, tương đồng với các biện pháp của Mỹ nhằm ngăn cản Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn.
Bà Mạnh Vãn Chu khẳng định, các công nghệ như 5G, 5.5G, AI và Cloud sẽ giúp chúng ta bắt kịp xu thế, thuận theo thủy triều dâng để cưỡi sóng tiến tới thế giới số thông minh.