Ngày 17/7, các chuyên gia phân tích tại Morgan Stanley nhận định quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng cơ sở trong vòng 5 năm tới của “Nhà Táo”, dựa trên các khoản đầu tư khổng lồ của nhà sản xuất iPhone và “sự bùng nổ kinh tế” tại đây.
Theo các phân tích, Ấn Độ thúc đẩy giá mục tiêu mới của Apple từ 190 USD lên 220 USD và là 270 USD/cổ phiếu trong kịch bản tích cực nhất. Ngân hàng phố Wall cũng lưu ý cổ phiếu “Nhà Táo” là lựa chọn hàng đầu của họ.
Báo cáo chi tiết dự đoán trong 5 năm tới, Ấn Độ có thể chiếm tới 15% tăng trưởng doanh thu Apple, trái ngược so với 2% trong 5 năm qua và 6 tỷ USD hiện nay. Trong khi đó, tăng trưởng cơ sở lắp đặt của công ty sẽ đạt mức 20%.
Morgan Stanley cho rằng mức tăng trưởng doanh thu ước tính đạt 40 tỷ USD trong 10 năm tới, “tương đương với việc Apple tung ra một danh mục sản phẩm hoàn toàn mới”.
Các yếu tố giúp Ấn Độ trở thành động lực tăng trưởng cho nhà sản xuất iPhone bao gồm việc New Delhi đã cải thiện lĩnh vực điện khí hoá cùng với nỗ lực xoay trục rõ nét của Apple nhằm xây dựng sự hiện diện sản xuất và bán lẻ tại quốc gia này. Một khảo sát gần đây cũng cho thấy người tiêu dùng Ấn Độ có mong muốn và khả năng mua iPhone ngày càng tăng.
Song, dự báo cũng đi kèm cảnh báo rằng trong trường hợp Ấn Độ không đạt được các mốc tăng trưởng kinh tế và nhân khẩu học thì “Apple khó nhận được lợi ích đáng kể tại quốc gia này”.
(Theo CNBC)
Apple đã làm gì để đạt vốn hóa 3.000 tỷ USD?
Trong bối cảnh kinh tế khó đoán, việc Apple chạm mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD có thể xem là một kỳ tích.
Apple lập kỷ lục 3.000 tỷ USD vốn hoá thị trường
Ngày 28/6, cổ phiếu Apple lập đỉnh mới, nâng vốn hoá công ty lên mức kỷ lục 3.000 tỷ USD.
Apple vừa phát hành iOS 16.5.1 để vá các lỗ hổng zero-day có thể được dùng để cài phần mềm gián điệp Triangulation trên iPhone.