Công ty thương mại Nhật Bản Sumitomo vừa nhảy vào thị trường thanh toán trên xe (in-vehicle) đang bùng nổ, với sự giúp sức của nhà mạng Vodafone (Vương quốc Anh).
Nguồn tin của Nikkei cho biết, hai công ty dự kiến sẽ ra mắt dịch vụ thanh toán dựa trên thẻ SIM trên xe trong năm nay.
Theo đó, Sumitomo sẽ mua 20% cổ phần của DABCO - công ty con của Vodafone chuyên về nền tảng thanh toán, với kế hoạch cùng bắt đầu một dịch vụ bổ sung chức năng thanh toán trên xe hơi ở Anh và Đức.
Mô hình áp dụng dựa trên thẻ SIM chứa thông tin cá nhân và thanh toán trên xe, kết nối với hệ thống tài sản kỹ thuật số trung gian do DABCO phát triển để tương tác với thẻ SIM được lắp đặt trong các trạm sạc xe điện, sử dụng công nghệ chuỗi khối tự động hoàn tất thanh toán theo hạn mức sử dụng.
Dịch vụ thuê bao là một nguồn doanh thu quan trọng với các nhà sản xuất xe hơi, trong đó thanh toán trên xe giữ vị trí trung tâm. Thậm chí, một số công ty sản xuất xe châu Âu còn tung ra gói đăng ký thuê bao dịch vụ dành cho những tiện nghi như sưởi ghế.
Trong khi đó, hầu hết các phương tiện mới xuất xưởng tại châu Âu từ năm 2017 trở đi đều được lắp thẻ SIM, thị trường Vodafone chiếm tới 70%. Sumitomo đang tìm cách đưa công nghệ này đến các trạm sạc xe điện, sau đó mở rộng sang các nhà hàng “drive-thru” và các khu vực khác sau năm 2025.
Công ty hy vọng sẽ mở rộng sang Mỹ và châu Á, bao gồm cả Nhật Bản, bằng cách hợp tác với các công ty viễn thông khác. Một số ô tô ở Nhật Bản đã trang bị thẻ SIM, song việc sử dụng chỉ giới hạn ở các chức năng như phân tích dữ liệu lái xe.
Sumitomo sẽ hợp tác với công ty con SCSK về CNTT để mở rộng các cửa hàng có khả năng xử lý thanh toán trên xe. Mục tiêu là tạo ra 60 tỷ Yên (khoảng 443 triệu USD) doanh thu toàn cầu từ hoạt động kinh doanh này vào năm 2030.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Report Ocean, thị trường thanh toán trên phương tiện vào năm 2021 đạt khoảng 4,1 tỷ USD, dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình hơn 15% hàng năm để đạt 1,5 nghìn tỷ Yên vào năm 2028.
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác thực thanh toán trên xe và điều này có thể sẽ tạo ra một cuộc chạy đua để tạo ra một hệ thống sẽ trở thành tiêu chuẩn của ngành. Chẳng hạn, tập đoàn Mercedes-Benz đã hợp tác với Visa để giới thiệu dịch vụ xác thực dấu vân tay.
Công nghệ này có thể ngăn chặn các khoản thanh toán gian lận trong trường hợp bị trộm xe. Tuy nhiên, việc lắp đặt thiết bị đọc dấu vân tay chuyên dụng trên xe rất tốn kém. Visa cũng đang hợp tác với dịch vụ radio vệ tinh Sirius XM của Mỹ để phát triển một hệ thống nhận dạng giọng nói.
Công nghệ SIM mà Sumitomo sử dụng tương thích với nhiều mẫu xe hơi, nhưng việc mở rộng dịch vụ sang các quốc gia khác sẽ yêu cầu hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng viễn thông.
(Theo NikkeiAsia)
Dịch vụ truyền thống suy giảm, doanh nghiệp viễn thông tìm ‘sân chơi’ mới
Khi các dịch vụ viễn thông truyền thống suy giảm, điện toán biên doanh nghiệp nổi lên như một "sân chơi" mới cho các nhà mạng viễn thông.
EU ‘tuýt còi’ thương vụ viễn thông 19 tỷ USD của nhà mạng Orange
EU yêu cầu hai nhà mạng lớn Tây Ban Nha là Orange SA và Masmovil Ibercom SA khắc phục các lo ngại về cạnh tranh trước khi tiến hành thương vụ sáp nhập trị giá 19 tỷ USD.
Bán hàng theo gói đang trở thành vũ khí quan trọng trong cuộc chiến giữa nhà mạng viễn thông và truyền hình cáp tại Mỹ, giữa bối cảnh các nguồn thu truyền thống sụt giảm.