Dịch vụ truyền thống suy giảm, doanh nghiệp viễn thông tìm ‘sân chơi’ mới

Khi các dịch vụ viễn thông truyền thống suy giảm, điện toán biên doanh nghiệp nổi lên như một "sân chơi" mới cho các nhà mạng viễn thông.


Các công ty điện toán đám mây, viễn thông, thiết bị và nền tảng đang cạnh tranh giành một phần trong “miếng bánh” đầu tư vào điện toán biên của các doanh nghiệp nhằm giúp sản phẩm và dịch vụ trở nên nhanh hơn, an toàn hơn và rẻ hơn.


Điện toán biên đang nhanh chóng trở thành đích đến tiếp theo của chuyển đổi số và quy mô tiềm năng của lĩnh vực này thu hút các công ty thuộc mọi loại hình, từ nhà cung cấp đám mây công cộng, nền tảng quản lý, dịch vụ truyền thông, cho tới sản xuất thiết bị cơ sở hạ tầng.


Deloitte Global ước tính thị trường doanh nghiệp cho điện toán biên sẽ tăng trưởng 22% trong năm 2023, so với 4% tăng trưởng chi phí dành cho thiết bị mạng lưới doanh nghiệp và 6% tổng số tiền chi cho CNTT nói chung.


Ước tính của Deloitte về tốc độ tăng trưởng đầu tư dành cho phần cứng điện toán biên của doanh nghiệp

Mặc dù hầu hết mức tăng này có thể là do chi tiêu phần cứng ban đầu, song nó sẽ dần chuyển sang phần mềm và dịch vụ khi thị trường trưởng thành.


Giải pháp tối ưu hoá điện toán đám mây


Ngày nay có hàng tỷ thiết bị kết nối Internet: điện thoại thông minh, máy tính, camera an ninh, cảm biến máy móc. Các thiết bị này tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ mà phần lớn được chạy qua các ứng dụng đám mây.


Các chuyên gia ước tính, khi số lượng điểm kết nối bùng nổ lên 150 tỷ thiết bị, nó sẽ tạo ra 175 zettabyte dữ liệu vào năm 2025. Điều này khiến việc dữ liệu tới các đám mây để xử lý sẽ ngày càng trở nên tốn kém và không hiệu quả. Hơn nữa, mô hình này có thể không cung cấp được dữ liệu thời gian thực cũng như không đáp ứng được các yêu cầu thời gian phản hồi từ những ứng dụng mới hơn. Do đó, nhiều tổ chức đang xem xét mô hình đám mây lai có khả năng tăng cường sức mạnh cho những công nghệ hiện tại bằng điện toán biên.


Điện toán biên (Edge Computing) là một kiến trúc được thiết kế và xây dựng nhằm tối ưu hoá hệ thống điện toán đám mây bằng cách cho phép xử lý, tính toán dữ liệu tại vùng biên, nơi gần với nguồn phát sinh dữ liệu và nhận yêu cầu xử lý nhất (các thiết bị IoT).


"Sân chơi" mới đang trở nên đông đúc với sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn

Các vị trí biên có thể đa dạng như máy chủ tại chỗ của doanh nghiệp, văn phòng trung tâm hoặc tháp di động của nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, trung tâm dữ liệu khu vực siêu mở rộng (hyper-scaler), thiết bị của người dùng cuối hoặc bất kỳ điểm nào ở giữa.


"Miếng bánh" tiềm năng cho các nhà mạng


Do dữ liệu không phải di chuyển xa nên việc sử dụng điện toán biên có thể giúp làm giảm tài nguyên mạng, cắt giảm chi phí vận chuyển, cải thiện độ tin cậy, giảm độ trễ và quan trọng nhất là tăng cường khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với dữ liệu và ứng dụng.


Chẳng hạn, khi điện toán biên kết hợp với những tuỳ chọn kết nối nâng cao như 5G, nó có thể mang lại thời gian phản hồi linh hoạt, gần thời gian thực cho những ứng dụng thâm dụng dữ liệu, trí tuệ nhân tạo hoặc nhạy cảm về thời gian.


Các công ty khổng lồ đang khu vực hoá và nhân rộng cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu thành những định dạng nhỏ hơn, cho phép khách hàng xử lý khối lượng công việc ở gần hoặc ngay trong cơ sở.


Do đó, nhiều người đang hợp tác với các nhà mạng (CSP), mạng phân phối nội dung, chủ sở hữu các tháp di động và những người có cơ sở mạng phân tán để sắp xếp các nền tảng đám mây cận biên thu nhỏ gần với khách hàng tiềm năng.


Nghiên cứu của Deloitte cho thấy CSP có thể thu lợi từ việc cung cấp các giải pháp điện toán biên kết hợp kết nối an toàn - tin cậy để kích hoạt ứng dụng yêu cầu dữ liệu thời gian thực, chẳng hạn như sử dụng mạng 5G để cung cấp các dịch vụ biên phục vụ quá trình tính toán, lưu trữ, bảo mật… theo yêu cầu khách hàng hoặc phát triển các ứng dụng B2B và B2C của riêng họ phù hợp với nhu cầu từng doanh nghiệp.


(Theo Deloitte)


Nóng bỏng cuộc chiến giữa nhà mạng viễn thông và truyền hình cáp

Nóng bỏng cuộc chiến giữa nhà mạng viễn thông và truyền hình cáp

Bán hàng theo gói đang trở thành vũ khí quan trọng trong cuộc chiến giữa nhà mạng viễn thông và truyền hình cáp tại Mỹ, giữa bối cảnh các nguồn thu truyền thống sụt giảm.
Gã khổng lồ viễn thông Mỹ lao đao vì doanh số sụt giảm

Gã khổng lồ viễn thông Mỹ lao đao vì doanh số sụt giảm

Doanh số sụt giảm khiến gã khổng lồ viễn thông AT&T phải đóng cửa cửa hàng mua sắm cao cấp tại trung tâm thành phố San Francisco