ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt AI kể từ cuối năm 2022. Kể từ đó đến nay, nhiều ông lớn công nghệ trên thế giới cũng đã ra mắt những chương trình AI tương tự nhằm cạnh tranh với công cụ này.
Hiện trên thế giới có 3 công cụ chat AI nổi tiếng nhất là ChatGPT, Bing AI và Bard AI. Bên cạnh đó là sự ra đời của những công cụ AI sáng tạo hình ảnh, âm nhạc bằng câu lệnh. Tuy nhiên, tất cả các công cụ này đều chưa được tối ưu để phục vụ nhu cầu của người dùng Việt Nam.
Theo ông Long Quốc Ân, Phó Giám đốc Vibotics, ChatGPT có những giới hạn nhất định khi không hỗ trợ tiếng Việt. Người dùng Việt Nam khi sử dụng phải bật tính năng VPN. ChatGPT cũng cần phải đăng ký và trả tiền để được sử dụng tính năng nâng cao. Điều tương tự cũng đang diễn ra với những công cụ AI phổ biến khác.
Để giải bài toán của thị trường Việt Nam, Vibotics đã phát triển một nền tảng trí tuệ nhân tạo có các tính năng tương tự như ChatGPT và Midjourney. Startup này vừa công bố phát triển thành công nền tảng AI hoàn toàn mới với tên gọi Veronica trong một sự kiện vừa được tổ chức.
HTI Group, công ty mẹ của Vibotics đã bắt tay vào nghiên cứu, phát triển các giải pháp, công cụ ứng dụng AI từ năm 2019. Mục tiêu của Veronica là cung cấp các giải pháp AI nhằm phục vụ cho người dùng Việt Nam. Sau một quãng thời gian nghiên cứu, phát triển, Veronica AI đã ra đời.
Hiện phiên bản thử nghiệm của Veronica AI đã được đưa lên 2 chợ ứng dụng phổ biến là Google Play và AppStore. Với phiên bản thử nghiệm, người dùng có thể đặt câu hỏi cho chatbot bằng tiếng Việt. Trong tương lai gần, đơn vị phát triển sẽ mở tính năng vẽ tranh bằng câu lệnh tiếng Việt cho người dùng.
Chia sẻ về Veronica, đại diện Vibotics cho biết, công cụ AI này có khả năng đàm thoại qua chat, tổng hợp thông tin báo chí và vẽ tranh theo câu lệnh. Veronica AI cũng có thể tích hợp vào các hệ thống giáo dục, y tế, năng lượng, môi trường, giao thông vận tải, tài chính, sản xuất công nghiệp và quản lý tài nguyên..
Theo ông Đỗ Tuấn Anh, “cha đẻ” của Veronica AI, công cụ chat này được hình thành từ lượng dữ liệu tương đương 7 tỷ tham số dựa trên mô hình tính toán do Vibotics tự phát triển.
“Cha đẻ” của Veronica AI cho hay, điểm mạnh nhất của Veronica là khả năng vẽ tranh bằng tiếng Việt, với nhiều phong cách khác nhau, từ tranh siêu thực cho đến ảnh chụp chất lượng cao trên điện thoại.
Các công cụ vẽ tranh bằng AI hiện tại yêu cầu người dùng phải biết lập tài khoản, cách sử dụng cũng rất phức tạp. Điều này đã được Veronica giải quyết. Để sử dụng tính năng vẽ tranh bằng tiếng Việt, người dùng cần miêu tả cho Veronica những gì họ đang nghĩ về bức tranh.
“Nếu như họa sĩ vẽ tranh theo nét thì Veronica lại vẽ theo lớp. Tranh của Veronica có thể xuất ra định dạng photoshop, theo từng lớp, thậm chí quay lại cả quá trình vẽ tranh”, ông Đỗ Tuấn Anh nói.
Theo ông Tuấn Anh, Veronica AI sẽ có khả năng tích hợp và mở rộng với nhiều ứng dụng khác nhau. Trong năm 2024, Vibotics sẽ ra mắt 2 sản phẩm sử dụng Veronica AI là bộ sản phẩm gia sư ảo 1 kèm 1 và bộ sản phẩm nhà thông minh.
Trong tương lai, Veronica sẽ được tích hợp vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, thay các doanh nghiệp trả lời mọi câu hỏi của người dùng, đồng thời đáp ứng nhiều nhu cầu về dịch vụ. Veronica cũng có thể giúp lên lịch trình di chuyển như một trợ lý ảo, tích hợp vào hệ thống giáo dục để điểm danh sinh viên tự động hoặc giám sát việc học của sinh viên, hỗ trợ xây dựng giáo án, bài tập về nhà…
Việt Nam sẽ làm gì để phát triển các sản phẩm trí tuệ nhân tạo?
Trong nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Việt Nam mạnh nhất ở các sản phẩm trợ lý ảo thuần Việt. Nhóm thứ 2 là các sản phẩm xử lý ảnh, camera nhận dạng người, biển số xe,...
Trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phổ biến và gần gũi trong cuộc sống
Theo các chuyên gia công nghệ, trí tuệ nhân tạo - sản phẩm tưởng từng chỉ có trong trí tưởng tượng của các nhà làm phim khoa học viễn tưởng giờ đã gần gũi hơn trong cuộc sống con người, đặc biệt với sự phổ biến của ChatGPT.
AI hỗ trợ kiến trúc sư - đây là xu hướng mới hình thành ở ngành kiến trúc Việt Nam, trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng khắp.