Công cụ thứ hai của kính viễn vọng James Webb trục trặc

Máy quang phổ và chụp ảnh cận hồng ngoại của kính viễn vọng không gian James Webb gặp sự cố và hiện không thể phục vụ mục đích khoa học.


Mọi phương tiện vũ trụ đều thỉnh thoảng gặp sự cố, kể cả kính viễn vọng không gian mạnh nhất từng phóng - James Webb. James Webb bay lên không gian vào tháng 12/2021 và thực hiện các quan sát khoa học từ tháng 7/2022. Kính viễn vọng này nhiều lần gây sửng sốt với những hình ảnh và dữ liệu mang tính đột phá.


Tuy nhiên, ngày 15/1, công cụ NIRISS (máy quang phổ và chụp ảnh cận hồng ngoại) của James Webb xảy ra tình trạng chậm trễ liên lạc bên trong công cụ, khiến phần mềm bay của NIRISS ngừng hoạt động, NASA hôm 24/1 thông báo. NIRISS hiện không thể sử dụng cho mục đích khoa học.


"Không có bất cứ dấu hiệu nguy hiểm nào đối với phần cứng. Kính viễn vọng và các công cụ khác vẫn trong tình trạng tốt. Các quan sát khoa học bị ảnh hưởng sẽ được sắp xếp lại", các chuyên gia NASA viết.


NIRISS do Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) đóng góp. Vì vậy, các nhân viên của NASA và CSA đang hợp tác để khắc phục sự cố.


Trong điều kiện bình thường, NIRISS có thể hoạt động ở 4 chế độ khác nhau, theo NASA. Nó có thể hoạt động như camera khi các thiết bị khác của James Webb đang "bận", phân tích các dấu hiệu ánh sáng để nghiên cứu khí quyển của các ngoại hành tinh nhỏ, tiến hành chụp ảnh độ tương phản cao và có một chế độ nữa phù hợp để phát hiện những thiên hà xa xôi.


NIRISS không phải công cụ đầu tiên của James Webb gặp sự cố. Tháng 8 năm ngoái, một bánh xe bên trong MIRI (công cụ hồng ngoại sóng trung bình) của kính viễn vọng bắt đầu có dấu hiệu cọ xát. Bánh xe chỉ được sử dụng ở một trong 4 chế độ quan sát của MIRI, nên nhóm chuyên gia đã tạm dừng chế độ này và tiếp tục công việc với ba chế độ còn lại. Đến tháng 11, các kỹ sư tìm ra nguyên nhân sự cố và bắt đầu lập bản hướng dẫn để sử dụng chế độ bị ảnh hưởng một cách an toàn.


Thu Thảo (Theo Space)









Cong cu thu hai cua kinh vien vong James Webb truc trac


May quang pho va chup anh can hong ngoai cua kinh vien vong khong gian James Webb gap su co va hien khong the phuc vu muc dich khoa hoc.

Công cụ thứ hai của kính viễn vọng James Webb trục trặc

Máy quang phổ và chụp ảnh cận hồng ngoại của kính viễn vọng không gian James Webb gặp sự cố và hiện không thể phục vụ mục đích khoa học.
Công cụ thứ hai của kính viễn vọng James Webb trục trặc
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: