Cá mập và cá đuối san hô trước bờ vực tuyệt chủng

Khảo sát mới cho thấy gần 2/3 số loài cá mập và cá đuối sống giữa các rạn san hô trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.


Các rạn san hô, nơi chứa ít nhất 1/4 loài động vật và thực vật biển, đang chịu sức ép rất lớn từ một loạt mối đe dọa của con người, bao gồm đánh bắt quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Nhóm cá mập và cá đuối - từ những loài săn mồi đầu bảng đến động vật ăn lọc - đóng một vai trò quan trọng mà "các loài khác không thể thay thế" trong hệ sinh thái mong manh này, nhưng chúng đang bị đe dọa trên toàn cầu, nhà nghiên cứu Samantha Sherman từ Đại học Simon Fraser ở Canada và nhóm động vật hoang dã TRAFFIC International cảnh báo.


Sherman cùng các cộng sự đã đánh giá dữ liệu từ Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) để xem xét 134 loài cá mập và cá đuối có liên quan đến san hô, kết quả cho thấy gần 2/3 đang có nguy cơ tuyệt chủng, tỷ lệ cao gần gấp đôi so với tất cả 1.199 loài cá mập và cá đuối nói chung, theo báo cáo trên tạp chí Nature Communications hôm 17/1.


Trong số này, có 5 loài cá mập bị phân loại cực kỳ nguy cấp, cùng với 9 loài cá đuối tê giác - một nhóm cá đuối có vẻ ngoài trông giống cá mập hơn.


"Có một chút ngạc nhiên về mức độ đe dọa cao như vậy đối với những loài này" Sherman nói với AFP. "Nhiều loài mà chúng ta cho là phổ biến đang suy giảm với tốc độ đáng báo động và trở nên khó bắt gặp hơn ở một số nơi".


Mối đe dọa lớn nhất đối với cá mập và cá đuối hiện nay là đánh bắt quá mức. Cá mập bị đe dọa nhiều nhất ở phía tây Đại Tây Dương và một phần của Ấn Độ Dương, trong khi Ấn Độ Dương và vùng biển Đông Nam Á là nơi có rủi ro cao nhất đối với cá đuối.


Sherman nói rằng những khu vực này bị đánh bắt nhiều nhưng không có biện pháp quản lý để giảm tác động đối với hệ sinh thái.


Năm ngoái, các quốc gia tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) đã thông qua kế hoạch bảo vệ hàng chục loài cá mập và cá đuối, đồng thời bổ sung 21 loài san hô bên cạnh 18 loài đã được bảo vệ theo quy định.


Sherman cho biết đây là "bước đi đúng hướng", nhưng cần có nỗ lực toàn cầu để nâng cao hiệu quả vì bản thân các quy định không ngăn được những loài này bị giết vì "đánh bắt nhầm".


"Các giải pháp đều tương tự với cả cá mập và cá đuối, đó là giới hạn hoạt động đánh bắt cá, bố trí hợp lý các khu bảo tồn biển và tìm giải pháp sinh kế thay thế để giảm số lượng ngư dân sống phụ thuộc vào các rạn san hô", Sherman cho biết.


Nghề đánh bắt hải sản tại các rạn san hô trực tiếp hỗ trợ sinh kế và an ninh lương thực của hơn nửa tỷ người, nhưng hệ sinh thái quan trọng này đang đối mặt với mối đe dọa hiện hữu do khai thác quá mức và nóng lên toàn cầu.


Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã thúc đẩy quá trình tẩy trắng san hô hàng loạt khi đại dương toàn cầu ấm lên. Nghiên cứu mô hình đã chỉ ra ngay cả khi nhân loại đạt mục tiêu giữ cho Trái Đất nóng lên ở mức 1,5 độ C theo khí hậu Paris, 99% các rạn san hô trên thế giới sẽ không thể phục hồi. Nếu mức tăng nhiệt đạt ngưỡng 2 độ C, tỷ lệ đó thậm chí tăng lên 100%.


"Chúng ta biết các rạn san hô đang suy giảm, phần lớn là do biến đổi khí hậu, nhưng cá mập và cá đuối có thể giúp giữ cho san hô khỏe mạnh lâu hơn", Sherman nói thêm.


Đoàn Dương (Theo AFP)









Ca map va ca duoi san ho truoc bo vuc tuyet chung


Khao sat moi cho thay gan 2/3 so loai ca map va ca duoi song giua cac ran san ho tren the gioi dang bi de doa nghiem trong.

Cá mập và cá đuối san hô trước bờ vực tuyệt chủng

Khảo sát mới cho thấy gần 2/3 số loài cá mập và cá đuối sống giữa các rạn san hô trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Cá mập và cá đuối san hô trước bờ vực tuyệt chủng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: