Phó Thủ tướng: Khoa học công nghệ đóng góp quan trọng vào tăng GDP

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, với tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% năm 2022 khoa học công nghệ đã góp phần không nhỏ, đặc biệt là các hoạt động đổi mới sáng tạo.


Phó Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị "Triển khai nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2023" do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức chiều 28/12.


Ông ghi nhận những kết quả Bộ đã đạt được. Nhiều chương trình, đề án đã được Bộ hoàn thành tốt. Theo Phó thủ tướng, trong những mục tiêu đặt ra đối với phát triển kinh tế, yếu tố dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định việc đạt được các mục tiêu đặt ra.


Trước đó, khi phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, năm 2022 được Bộ Khoa học và Công nghệ xác định là năm bản lề thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Các chính sách được tập trung hoàn thiện, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.


Các hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đạt được nhiều kết quả, đóng góp thành công chung cả nước. Các chủ trương của Đảng về đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ tiếp tục được bám sát, đồng thời hoàn thiện việc xây dựng Nghị quyết về phát triển công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.


Nhiều đề án, văn bản đã được Bộ hoàn thiện, trình Chính phủ. Trong đó Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đã được Thủ tướng ký ban hành. Các chính sách thị trường khoa học công, chính sách thí điểm thương mại hoá kết quả nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao làm chủ khoa học công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030 cũng được xây dựng.


Trong năm 2022, các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được tái cơ cấu. Các nhiệm vụ thuộc chương trình theo hướng công nghệ ưu tiên, các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của đất nước hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia. Điểm quan trọng mà lâu nay nhiều nhà khoa học phàn nàn về thủ tục tài chính rườm rà, khó khăn... đang được tháo gỡ, đơn giản hóa quy trình.


Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính sửa đổi các Thông tư hướng dẫn tài chính đối với các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo hướng "minh bạch, rõ ràng, chấp nhận rủi ro trong khoa học theo hướng khoán chi tới sản phẩm cuối cùng".


Sau phần khai mạc của Bộ trưởng, thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định có bài báo cáo minh họa thêm những thành tựu trong khoa học xã hội nhân văn, tự nhiên, công nghiệp, nông nghiệp... Trong đó ở lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, đã làm chủ nhiều công nghệ, áp dụng có hiệu quả như công nghệ sấy bảo quản nông sản, giảm tổn thất xuống dưới 10% rau quả. Hàng trăm giống cây trồng được lai tạo mới cho năng suất, chất lượng tốt.


Ở lĩnh vực y tế, Việt Nam đã làm chủ được nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp, X-quang can thiệp, lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh nhân nặng và ứng phó với một số dịch bệnh nguy hiểm. Nhờ ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, nhiều bệnh nhân ung thư được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả (ung thư vú, tử cung, tuyến giáp). Kỹ thuật ghép tạng - lĩnh vực đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao nhất trong y học cũng được các bác sĩ Việt Nam làm chủ. Trong đó kỹ thuật ghép đa tạng tụy - thận đã tạo ra bước đột phá giúp kỹ thuật ghép tạng Việt Nam đạt trình độ ngang tầm thế giới đã mang lại niềm hy vọng cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin...


Các lĩnh vực an ninh quốc phòng, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng... cũng phát triển và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Ở các địa phương, khoa học công nghệ thể hiện rõ nét những đóng góp trong phát triển sản phẩm chủ lực, nông nghiệp của vùng, góp phần phát triển kinh tế.


Theo Thứ trưởng Định, năm 2022 ghi dấu ấn mạnh mẽ sự phát triển triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Hiện cả nước có hơn 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó là hơn 200 không gian làm việc chung, 79 cơ sở ươm tạo, 29 tổ chức thúc đẩy kinh doanh, khoảng 170 trường đại học/cao đẳng tổ chức hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.


Ông Định dẫn con số về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam xếp thứ 54/100 trên bảng xếp hạng toàn cầu do StartupBlink công bố (tăng 5 bậc so với năm ngoái). Ở Đông Nam Á, Việt Nam vươn từ thứ 6 lên thứ 5 và được dự báo có khả năng vượt qua Thái Lan (thứ 4 trong khu vực) trong năm sau, nếu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực như hiện nay.


Tuy nhiên ông cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế trong hoạt động của ngành. Trong đó có những bất cập về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. "Việc xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, thương mại hóa kết quả nghiên cứu còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông nói và nhìn nhận thị trường khoa học và công nghệ còn chậm phát triển. Hoạt động đổi mới, ứng dụng và làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp chưa hiệu quả.


Sau phần báo cáo của Thứ trưởng Định, đại diện các bộ, ngành cũng có báo cáo minh họa rõ hơn những kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học. Các ý kiến đều khẳng định, thông qua các nhiệm vụ khoa học, giúp cho từng lĩnh vực phát triển vượt bậc.


Đồng tình với các ý kiến, khi kết luận hội nghị Phó Thủ tướng cũng nhắc lại những điểm cần tháo gỡ tiếp, đó là thủ tục tài chính đối với các nhiệm vụ khoa học. Ông ghi nhận thời gian gần đây "đã có một số cải thiện" nhưng nhiều nhà khoa học vẫn ước mong "giấy tờ báo cáo kết quả khoa học dày hơn hóa đơn chứng từ". Ông nói để làm được thì Bộ Khoa học và Công nghệ phải vào cuộc mạnh hơn nữa cùng với Bộ Tài chính, "gỡ" cho các nhà khoa học.


Ông ghi nhận hoạt động "khởi nghiệp sáng tạo" được Bộ "thắp lên ngọn nến" nhưng ông mong phải giữ được và đẩy mạnh hơn. Lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về "đổi mới sáng tạo". Đây là điểm mới nên Bộ cần "nhận thức sâu sắc" để thực hiện tốt nhiệm vụ. Ông cũng ghi nhận các chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2022 đứng thứ 48/132 nền kinh tế, nằm trong Top 50 và đứng thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp là "đáng tự hào".


Ông muốn Bộ đẩy doanh nghiệp vào trung tâm, Bộ đóng vai trò điều phối nhiều bộ ngành để thúc đẩy cả xã hội cùng sáng tạo, thúc đẩy khát vọng. "Đây là nhiệm vụ nặng nề của Bộ Khoa học và Công nghệ", Phó Thủ tướng nói.


Phó thủ tướng đề nghị Bộ hỗ trợ mạnh mẽ cho các startup, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái, qua đó nâng cao năng suất lao động. Ở đó vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ không chỉ đơn thuần quan tâm vấn đề công nghệ mà còn mở rộng ra các ngành, lĩnh vực, chất lượng nhân lực.









Pho Thu tuong: 'Khoa hoc cong nghe dong gop quan trong vao tang GDP'


Theo Pho Thu tuong Vu Duc Dam, voi tang truong GDP dat khoang 8% nam 2022 khoa hoc cong nghe da gop phan khong nho, dac biet la cac hoat dong doi moi sang tao.

Phó Thủ tướng: 'Khoa học công nghệ đóng góp quan trọng vào tăng GDP'

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, với tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% năm 2022 khoa học công nghệ đã góp phần không nhỏ, đặc biệt là các hoạt động đổi mới sáng tạo.
Phó Thủ tướng: Khoa học công nghệ đóng góp quan trọng vào tăng GDP
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: