Đề xuất lập doanh nghiệp khởi nguồn để thương mại hóa nghiên cứu

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cho biết sẽ xây dựng đề án thử nghiệm chính sách thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu, thông qua doanh nghiệp khởi nguồn.


Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai kế hoạch năm 2023 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 22/12.


Theo Bộ trưởng, việc hoàn thiện thị trường khoa học công nghệ là giải pháp trọng tâm, ở đó Viện Hàn lâm đóng vai trò quan trọng. Ông đề nghị xúc tiến thành lập một số doanh nghiệp khởi nguồn để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. "Bộ sẽ xây dựng đề án thử nghiệm chính sách thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu, thông qua doanh nghiệp khởi nguồn này", ông nói.


Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm, Bộ trưởng nhấn mạnh xây dựng định hướng cơ chế chính sách phục vụ triển khai các hoạt động nghiên cứu đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển đổi số.


Ông cho rằng, Viện cần đưa các đề xuất nghiên cứu nhiệm vụ khoa học ở quy mô quốc gia nhằm triển khai có hiệu quả các định hướng ưu tiên về phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, cần gắn với nhu cầu thực tiễn địa phương và phối hợp giải quyết các vấn đề thiết thực từng vùng.


Viện có thế mạnh phát triển khoa học cơ bản cũng cần tư duy tôn trọng tính đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học là chấp nhận sự rủi ro, đồng thời chấp nhận độ trễ của các kết quả nghiên cứu.


"Cần nâng cao chất lượng nghiên cứu đào tạo, phát huy mô hình liên kết với trường đại học", ông nói và mong muốn Viện Hàn lâm tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đột xuất, đánh giá sự cố môi trường và các hiện tượng lạ trong tự nhiên như động đất.


Bộ trưởng ghi nhận năm 2022 nhiều nhiệm vụ nghiên cứu được Viện triển khai thành công, trải rộng các lĩnh vực, các kết quả nghiên cứu có chất lượng cao và ứng dụng rộng rãi thực tiễn. Chất lượng công bố quốc tế nâng cao.


Báo cáo của Viện cho biết, trong tổng số 2.151 công trình có 1.629 công trình trên tạp chí quốc tế, chiếm tỷ lệ 76%, tăng so với năm 2021 (tỷ lệ 71%). Viện Hàn lâm triển khai 702 nhiệm vụ, đề tài các cấp trong đó 284 đề tài dự án thuộc các chương trình cấp quốc gia, Quỹ khoa học công nghệ quốc gia và chương trình trọng điểm. Trong đó có nghiên cứu giải trình tự bộ vùng gene mã hóa và trí tuệ nhân tạo dự báo nguy cơ ung thư vú với trên 100 mẫu bệnh nhân; phát triển tổ hợp robot tích hợp công nghệ ứng dụng trong logistics; chế tạo bê tông tính năng siêu cao phục vụ công trình quốc phòng, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh đa chức năng...


Đã có 54 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, trong đó một bằng độc quyền sáng chế quốc tế được cấp cho các đơn vị nghiên cứu trong Viện.


Theo Viện Hàn lâm, năm 2023 Viện tiếp tục thực hiện dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam; dự án sưu tập bộ mẫu vật quốc gia và quy hoạch hệ thống bảo tàng, triển khai quy chế báo tin động đất sóng thần... Viện cũng thúc đẩy công bố các công trình nghiên cứu, nâng cao chất lượng công bố quốc tế, xây dựng nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm, đồng thời đẩy mạnh chương trình nghiên cứu cơ bản, đổi mới hoạt động các trung tâm.


Như Quỳnh









De xuat lap doanh nghiep khoi nguon de thuong mai hoa nghien cuu


Bo truong Khoa hoc va Cong nghe cho biet se xay dung de an thu nghiem chinh sach thuc day chuyen giao ket qua nghien cuu, thong qua doanh nghiep khoi nguon.

Đề xuất lập doanh nghiệp khởi nguồn để thương mại hóa nghiên cứu

Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ cho biết sẽ xây dựng đề án thử nghiệm chính sách thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu, thông qua doanh nghiệp khởi nguồn.
Đề xuất lập doanh nghiệp khởi nguồn để thương mại hóa nghiên cứu
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: