Cá trắm đen xâm chiếm sông dài nhất Bắc Mỹ

Mỹ - Các nhà nghiên cứu phát hiện cá trắm đen xâm chiếm sông Mississippi dài nhất Bắc Mỹ, mở rộng số lượng và đe dọa động vật hoang dã bản xứ.


Cá trắm đen, loài xâm hại có nguồn gốc từ Đông Á, hiện nay đã cư trú thành công trên sông Mississippi, theo nghiên cứu của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) công bố trên tạp chí Biological Invasions trong tháng 12. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu lần đầu tiên quần thể cá trắm đen được ghi nhận cư trú, sinh sản tự nhiên và sống tới thời kỳ trưởng thành ở Mỹ. Đây cũng là nghiên cứu toàn diện nhất và cung cấp bằng chứng thuyết phục cho thấy loài cá này có thể tự sinh tồn, theo Patrick Kroboth, nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu cá ở USGS, đồng tác giả nghiên cứu.


Cá trắm đen là động vật bản xứ trên các sông ngòi ở khắp Trung Quốc và Việt Nam. Chúng đến Mỹ lần đầu tiên vào thập niên 1970, lẫn với cá trắm cỏ nhập khẩu vào nước này. Trong những thập kỷ tiếp theo, chúng cũng du nhập vào Mỹ như một biện pháp kiểm soát sinh học để ngăn chặn sự lan rộng của giòi vàng ở ao thủy canh. Theo thời gian, có thể do lũ lụt, cá trắm đen xuất hiện ở sông ngòi và lan khắp lưu vực sông Mississippi.


Cá trắm đen ảnh hưởng tiêu cực tới các loài động vật hoang dã bản xứ khác ở Mississippi khi sẵn sàng ăn những loài trai nguy cấp được bảo vệ. Tác động từ hoạt động kiếm ăn của chúng càng trầm trọng theo kích thước của chúng. Cá thể trưởng thành lớn dài tới 1,5 m, có nghĩa chúng cần ăn nhiều hơn.


Việc nhập khẩu cá trắm đen vào Mỹ bị cấm từ khi chúng được liệt vào danh mục loài xâm hại năm 2007. Các loài xâm hại khác ở Mỹ bao gồm trăn Miến Điện, cóc mía, sóc xám và trai ngựa vằn. Chúng đe dọa động vật bản xứ khi trực tiếp ăn thịt hoặc cạnh tranh tài nguyên với những loài khác.


Cá trắm đen sinh sôi thành công trên sông Mississippi có nghĩa việc loại bỏ chúng càng trở nên khó khăn hơn. Điều này chứng tỏ điều kiện môi trường ở sông phù hợp với toàn bộ chu kỳ sống của cá trắm đen. Các nhà nghiên cứu chưa rõ số lượng cá trắm đen sống trên lưu vực Mississippi rộng gần 3 triệu km2, nhưng nếu không tìm cách giảm bớt, chúng sẽ tiếp tục sinh sản và lan rộng.


Nhà chức trách Mỹ đã thử nhiều biện pháp nhằm giảm số lượng cá trắm đen trên sông Mississippi, từ biện pháp cơ học như tiếng ồn, tường bong bóng, thả lưới và dùng thuốc nổ tới tiêu diệt bằng hóa chất. Biện pháp cơ học không thành công trong việc giảm số lượng quần thể, chỉ có thể ngăn chặn loài này lan ra xa hơn. Trong khi đó, biện pháp hóa học như phun thuốc trừ sâu Rotenone hoặc đồng sulfate xuống nước tiêu diệt hiệu quả cá xâm hại nhưng cũng giết chết cá bản xứ. Một số biện pháp mới để kiểm soát số lượng cá trắm đen gồm sử dụng pheromone để hạn chế sinh sản cũng đang được thử nghiệm.


An Khang (Theo Newsweek)









Ca tram den xam chiem song dai nhat Bac My


My - Cac nha nghien cuu phat hien ca tram den xam chiem song Mississippi dai nhat Bac My, mo rong so luong va de doa dong vat hoang da ban xu.

Cá trắm đen xâm chiếm sông dài nhất Bắc Mỹ

Mỹ - Các nhà nghiên cứu phát hiện cá trắm đen xâm chiếm sông Mississippi dài nhất Bắc Mỹ, mở rộng số lượng và đe dọa động vật hoang dã bản xứ.
Cá trắm đen xâm chiếm sông dài nhất Bắc Mỹ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: