Hài cốt người hiến tế dưới đầm lầy 5.000 năm trước

Đan Mạch - Các nhà khoa học phát hiện xương và răng của một nạn nhân bị hiến tế trong thời Đồ Đá Mới nhưng chưa rõ tuổi và giới tính.


Nhóm nhà khảo cổ từ Bảo tàng Roskilde phát hiện hài cốt người ở nơi từng là đầm lầy gần thị trấn Stenløse, đảo Zealand, phía tây bắc thủ đô Copenhagen của Đan Mạch, Ancient Origins hôm 15/12 đưa tin.


Ban đầu, họ chỉ tìm thấy một chiếc xương đùi, hàm dưới cùng vài chiếc răng, chân và xương chậu. Sau đó, họ phát hiện thêm phần còn lại của một chiếc rìu đá lửa và xương động vật, cho thấy một nghi lễ hiến tế đã diễn ra khoảng 5.000 năm trước, trong thời Đồ Đá Mới (năm 10.000 - 2.200 trước Công nguyên).


Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được giới tính và tuổi của người chết. Tuy nhiên, người này không phải vô tình ngã xuống đầm lầy mà chết do quá trình hiến tế. Giới khảo cổ cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng đầm lầy làm nơi hiến tế người, động vật cùng các đồ vật khác trong thời cổ đại.


"Khi thấy những mẩu xương, chúng tôi nghĩ rằng mình đang khám phá một điều thực sự thú vị. Đó là một trải nghiệm đặc biệt - việc tìm thấy hài cốt đầm lầy không mấy khi xảy ra. Đó là giai đoạn đầu thời kỳ Đồ Đá Mới ở Đan Mạch. Chúng tôi biết tục hiến tế người đã tồn tại từ xa xưa - chúng tôi có những ví dụ khác về tục này", Emil Winther Struve, nhà khảo cổ tại Bảo tàng Roskilde, cho biết.


Hài cốt đầm lầy cổ xưa nhất thế giới, Koelbjerg Man, được phát hiện ở Đan Mạch vào những năm 1940, có thể có niên đại 10.000 năm. Một trong những hài cốt đầm lầy nổi tiếng nhất, Tollund Man, cũng được tìm thấy ở nước này vào những năm 1950 và tồn tại từ năm 400 trước Công nguyên.


Theo quy định tại Đan Mạch, trước khi xây một khu nhà mới, các chuyên gia cần tiến hành khảo sát khảo cổ ở khu vực đó. Với mục đích này, đầm lầy gần thị trấn Stenløse được rút cạn, làm lộ hài cốt đầm lầy và những dấu tích khác.


Tuy nhiên, mùa đông lạnh giá kéo đến và các nhà khoa học phải đợi băng tan để bắt đầu đợt khai quật tiếp theo. Các bộ phận khác của hài cốt nằm bên ngoài, không được lớp than bùn trong đầm lầy bảo vệ nên không còn lưu lại. Việc nghiên cứu răng giúp xác định tuổi còn nghiên cứu xương chậu sẽ giúp xác định giới tính. Những chiếc răng cũng có thể cung cấp thêm thông tin về danh tính của người chết, giúp giải mã lý do tại sao người này bị hiến tế.


Thu Thảo (Theo Ancient Origins)









Hai cot nguoi hien te duoi dam lay 5.000 nam truoc


Dan Mach - Cac nha khoa hoc phat hien xuong va rang cua mot nan nhan bi hien te trong thoi Do Da Moi nhung chua ro tuoi va gioi tinh.

Hài cốt người hiến tế dưới đầm lầy 5.000 năm trước

Đan Mạch - Các nhà khoa học phát hiện xương và răng của một nạn nhân bị hiến tế trong thời Đồ Đá Mới nhưng chưa rõ tuổi và giới tính.
Hài cốt người hiến tế dưới đầm lầy 5.000 năm trước
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: