VINASA cần nhận lấy sứ mệnh chuyển đổi số quốc gia

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng muốn VINASA sẽ bắt kịp những chuyển dịch quan trọng trong lĩnh vực công nghệ số để có khởi tạo mới, định hướng mới cho các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT.


VINASA cần nhận sứ mệnh giúp Việt Nam chuyển đổi số


Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Phần mềm Việt Nam tối ngày 2/12, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã chúc mừng và gửi lời cảm ơn tới VINASA vì những đóng góp cho ngành CNTT Việt Nam suốt 20 năm qua.


Cách đây 20 năm, CNTT trở thành một lĩnh vực, một ngành kinh tế kỹ thuật, một ngành công nghiệp với việc Bộ Bưu chính, Viễn thông được thành lập. Hiệp hội phần mềm Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao bằng khen cho Hiệp hội Phần mềm Việt Nam tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập VINASA. Ảnh: Trọng Đạt

Năm 2002, Ấn Độ có doanh thu phần mềm và dịch vụ CNTT gấp 200 lần Việt Nam thì 20 năm sau, khoảng cách ấy đã giảm hơn 10 lần. Việt Nam có thể tự hào vì đã dựng nên một ngành công nghiệp phần mềm có thứ hạng quốc tế cao, top 10 thế giới. Bộ trưởng mong muốn VINASA cần phải kế thừa quá khứ, từ đó mở ra tương lai.


Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, 10 năm tới sẽ là những chuyển dịch quan trọng, từ CNTT sang công nghệ số, từ ứng dụng CNTT sang chuyển đổi số, từ phần mềm riêng lẻ sang nền tảng số, từ gia công phần mềm sang Make in Việt Nam, từ thị trường trong nước là chính sang thị trường quốc tế là chính.


Người đứng đầu Bộ TT&TT mong muốn VINASA cần bắt kịp những chuyển dịch này để có những khởi tạo mới định hướng cho các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam. Trước hết, Hiệp hội phần mềm Việt Nam cần nhận lấy sứ mệnh quốc gia, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số và đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào giữa thế kỷ 21.


Khát vọng ghi tên Việt Nam trên bản đồ thế giới


Những năm 2000, ngành CNTT Việt Nam còn rất sơ khai - doanh thu chỉ khoảng 560 triệu USD. Riêng doanh thu phần mềm ước tính chỉ đạt 50 triệu USD với khoảng 5.000 lập trình viên.


Thời điểm đó, cả ngành CNTT có khoảng 250 doanh nghiệp tin học. Phần lớn các doanh nghiệp CNTT Việt Nam có ngành nghề kinh doanh là buôn bán máy tính, linh kiện và phần mềm của nước ngoài.


Chia sẻ câu chuyện quá khứ, ông Trương Gia Bình (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT) nhắc lại nỗi trăn trở của những người làm CNTT: “Chúng ta không thể đi bán máy tính mãi được. Ấn Độ, Trung Quốc đang phát triển công nghệ phần mềm ầm ầm, doanh thu hàng chục tỷ USD. Việt Nam dân số trẻ, thông minh, giỏi toán, không lẽ lại chịu thua, không lẽ lại chịu nghèo hèn mãi sao?”


Trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA), ông Bình cho biết, để xuất khẩu phần mềm, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã cùng nhau đi thăm Ấn Độ học hỏi xem vì sao quốc gia này lại có thể làm tốt đến như vậy. Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã quyết định cùng nhau thành lập một hiệp hội phần mềm, đó là lý do VINASA ra đời.


Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao bằng khen cho Hiệp hội Phần mềm Việt Nam tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập VINASA. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông Trương Gia Bình, sự ra đời của VINASA thể hiện khát vọng cháy bỏng của các kỹ sư CNTT nhằm ghi tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Khi thành lập VINASA, mục tiêu được Hiệp hội này đặt ra là ngành công nghiệp phần mềm sẽ mang 500 triệu USD doanh thu về cho Tổ quốc. Đây được xem là nỗ lực tột cùng của ngành CNTT Việt Nam, bởi ở thời điểm đó chúng ta chưa làm được phần mềm.


Đến nay, doanh thu ngành CNTT Việt Nam năm 2021 đã đạt 136 tỷ USD, gấp hơn 200 lần so với những năm 2000, với tốc độ tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm. Tổng số lao động trong ngành hiện trên 1,2 triệu người, năng suất lao động cao hơn 7-8 lần so với năng suất lao động bình quân cả nước. Chỉ tính riêng ngành phần mềm và dịch vụ CNTT, từ 50 triệu USD doanh thu năm 2.000 nay đã tăng lên hơn 9 tỷ USD năm 2021 với gần 300.000 kỹ sư.


Trên trường quốc tế, theo Gartner, Việt Nam nằm trong nhóm 1 - các thị trường mới nổi về cung cấp dịch vụ CNTT. Hà Nội nằm trong top 10, TP.HCM nằm trong top 20 thành phố mới nổi về xuất khẩu dịch vụ CNTT. Việt Nam hiện là quốc gia đối tác hàng đầu của thị trường CNTT Nhật Bản.


Theo ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm Việt Nam, VINASA đang hướng đến mục tiêu đưa ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT cán mốc 50 tỷ USD doanh thu trong 10 năm và 150 tỷ USD trong 20 năm nữa.









VINASA can nhan lay su menh chuyen doi so quoc gia


Bo truong Bo TT&TT Nguyen Manh Hung muon VINASA se bat kip nhung chuyen dich quan trong trong linh vuc cong nghe so de co khoi tao moi, dinh huong moi cho cac doanh nghiep phan mem va dich vu CNTT.

VINASA cần nhận lấy sứ mệnh chuyển đổi số quốc gia

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng muốn VINASA sẽ bắt kịp những chuyển dịch quan trọng trong lĩnh vực công nghệ số để có khởi tạo mới, định hướng mới cho các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT.
VINASA cần nhận lấy sứ mệnh chuyển đổi số quốc gia
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: