Hố đen phóng vật chất vào Trái Đất sau khi nuốt chửng sao

Chớp sáng xuất hiện trên bầu trời hồi tháng 2 là kết quả từ một ngôi sao bị hố đen xé rách và nuốt chửng, sau đó phóng thẳng luồng vật chất vào Trái Đất.


Tín hiệu đến từ vụ nổ mang tên AT 2022cmc được phát hiện lần đầu tiên bởi cơ sở Zwicky Transient Facility tại Đài quan sát Palomar của Viện Công nghệ California hôm 11/2. Khi một ngôi sao bị xé rách bởi lực hấp dẫn của hố đen, giới nghiên cứu gọi đó là sự kiện gián đoạn thủy triều. Các nhà thiên văn học từng quan sát những sự kiện dữ dội như vậy trước đây, nhưng AT 2022cmc sáng hơn bất kỳ trường hợp nào đã biết. Đây cũng là sự kiện ở xa nhất được quan sát. Nhóm nghiên cứu cho rằng khi hố đen nuốt chửng ngôi sao, nó giải phóng năng lượng khổng lồ và phóng luồng vật chất qua không gian ở tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng.


Nhiều khả năng AT 2022cmc rất sáng trên bầu trời do luồng vật chất chĩa thẳng vào Trái Đất, tạo ra hiệu ứng "tăng cường Doppler". Phát hiện mới có thể hé lộ nhiều hơn về sự phát triển của hố đen siêu khối lượng cũng như cách chúng ăn sao. Hai nghiên cứu riêng biệt mô tả sự kiện được công bố trên tạp chí Nature Astronomy và Nature hôm 30/11.


Do AT 2022cmc quá sáng và kéo dài quá lâu, tiến sĩ Benjamin Gompertz ở Đại học Birmingham, người phụ trách phân tích so sánh chớp tia gamma trong nghiên cứu, và cộng sự cho rằng sự kiện có nguồn gốc từ một hố đen siêu khối lượng cách Trái Đất 8,5 tỷ năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học sử dụng kính viễn vọng tia X NICER (Neutron star Interior Composition ExploreR) để phân tích tín hiệu. Họ xác định AT 2022cmc mạnh gấp 100 lần chớp tia gamma mạnh nhất, theo Dheeraj Pasham, nhà khoa học ở Viện vật lý thiên văn và nghiên cứu vũ trụ Kavli thuộc Viện Công nghệ Massachusetts.


Đầu tiên, ngôi sao bị xé thành nhiều mảnh, sau đó các mảnh của nó bị hút vào đĩa xoay tròn xung quanh điểm không thể quay lại của hố đen. Tia X giải phóng bởi sự kiện sinh ra khi những mảnh vỡ xoay tròn của ngôi sao rơi vào hố đen.


Zwicky Transient Facility là một trong những cơ sở lớn nhất để nghiên cứu vũ trụ và xem xét các sự kiện khác thường. Sau khi cơ sở này phát hiện tín hiệu, hàng chục kính viễn vọng trên mặt đất và trong không gian tập trung vào AT 2022cmc, cung cấp quan sát chi tiết về sự kiện hiếm gặp. Kính viễn vọng rất lớn thuộc Đài quan sát nam châu Âu ở Chile giúp xác định khoảng cách của nó với Trái Đất. Kính viễn vọng không gian Hubble thu ánh sáng hồng ngoại và khả kiến giải phóng từ sự kiện. Cụm kính viễn vọng rất lớn Karl G. Jansky ở New Mexico thu sóng vô tuyến tạo bởi sự kiện. Các nhà thiên văn học vẫn chưa biết tại sao sự kiện gián đoạn thủy triều lại tạo ra luồng tia như vậy.


An Khang (Theo CNN)









Ho den phong vat chat vao Trai Dat sau khi nuot chung sao


Chop sang xuat hien tren bau troi hoi thang 2 la ket qua tu mot ngoi sao bi ho den xe rach va nuot chung, sau do phong thang luong vat chat vao Trai Dat.

Hố đen phóng vật chất vào Trái Đất sau khi nuốt chửng sao

Chớp sáng xuất hiện trên bầu trời hồi tháng 2 là kết quả từ một ngôi sao bị hố đen xé rách và nuốt chửng, sau đó phóng thẳng luồng vật chất vào Trái Đất.
Hố đen phóng vật chất vào Trái Đất sau khi nuốt chửng sao
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: