Trăn tự ngóc đầu hơn 60cm để uống nước

Cảnh tượng hiếm gặp được một người bản địa vùng Tây Úc ghi lại lúc đang làm vườn.


Trăn tự ngóc đầu hơn 60cm để uống nước - 1

Trăn là một loài bò sát khá phổ biến, chủ yếu được tìm thấy ở vùng rừng thưa, rừng núi đá thấp hay rừng cây bụi. Tuy nhiên do việc mở rộng các đô thị, khu dân cư, nên môi trường sống của trăn ngày bị thu hẹp, và dễ dàng được bắt gặp ngay trong khuôn viên sống.


Mới đây, Jeanie Lennard - một người dân bản địa ở vùng Tây Úc đã bắt gặp một cảnh tượng hy hữu ở ngay trong vườn của cô, khi con trăn cố gắng ngóc đầu, vươn tới một bệ đá nằm cách mặt đất khoảng 60 cm và thản nhiên... uống nước.


"Tôi quay lại và thốt lên: "Chúa ơi, cái gì vậy", Jeanie kể lại sự việc. "Đó thực sự là một con trăn, và nó làm điều tôi chưa từng thấy".


Cục Đa dạng sinh học, Bảo tồn và Danh lam thắng cảnh Úc đã nhanh chóng vào cuộc và xác định đây là một con trăn thảm (carpet python) Tây Nam - một loài đặc hữu ở vùng Australia và Papua New Guinea.


Trăn thảm là loài trăn không độc. Khi bắt được con mồi, chúng sẽ bóp nghẹt nạn nhân bằng cách siết chặt cơ thể, rồi nuốt chửng con mồi. Trăn thảm chủ yếu kiếm ăn sau khi trời tối. Thức ăn ưa thích của chúng là các động vật nhỏ hơn như chuột, thú có túi và chim.


Được biết, Jeanie và chồng đang chứng kiến sự gia tăng đột biến về số lượng của các loài bò sát xuất hiện trong vườn của cô. Mặc dù đây đa số là những loài vô hại, song Jeanie cảm thấy khá lo lắng. "Tôi không thích chúng ở quá gần nhà. Mỗi khi bắt gặp chúng, tôi thường gọi cho người xử lý rắn và yêu cầu họ di chuyển chúng đi", Jeanie cho biết.


Trăn tự ngóc đầu hơn 60cm để uống nước - 2

Trong khi đó trên các diễn đàn về trăn, hành động kỳ lạ của con vật đã thu hút sự chú ý của các nhà quan sát sau khi được chia sẻ. Theo một số chuyên gia, trăn ít khi làm hành động tương tự. Nếu muốn uống nước, chúng sẽ tìm kiếm các vũng nhỏ dưới mặt đất thay vì vươn tới một nơi ở cao hơn.


Dẫu vậy, đặc điểm sinh học dựa trên các đốt cực khỏe trên cơ thể trăn rõ ràng là cho phép chúng làm được điều đáng kinh ngạc này.


Một phát ngôn viên đã mô tả hành động của con trăn là một kỹ thuật tiếp cận khá phức tạp. Trong đó, trọng lượng cơ thể của con vật được hỗ trợ bởi các khối cơ, cho phép nó hướng tới những nơi cao hơn.


Cách làm tương tự cũng được trăn (hoặc rắn) thực hiện khi chúng leo lên những bức tường thẳng đứng. Khi đó, cơ trên của trăn như bụng, lưng và mặt bên đều được huy động để tạo ra một chuyển động gọi là "chuyển động concertina", giúp chúng tạo nên lực để bám víu vào mặt phẳng.


Theo lý giải của Greg Byrnes, nhà sinh vật học tại trường cao đẳng Siena, New York, một phần cơ thể trăn sẽ được giữ cố định trong khi các phần khác của cơ thể sẽ giãn ra về phía trước.


Dẫu vậy cho đến nay, người ta vẫn chưa biết được chúng đã dùng bao nhiêu lực từ cơ bắp để thực hiện các chuyển động concertina khi leo trèo trên các bề mặt dốc đứng.









Tran tu ngoc dau hon 60cm de uong nuoc


Canh tuong hiem gap duoc mot nguoi ban dia vung Tay Uc ghi lai luc dang lam vuon.

Trăn tự ngóc đầu hơn 60cm để uống nước

Cảnh tượng hiếm gặp được một người bản địa vùng Tây Úc ghi lại lúc đang làm vườn.
Trăn tự ngóc đầu hơn 60cm để uống nước
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: