Dưới bề mặt Sao Hỏa, vi khuẩn cổ đại có thể đang ngủ đông suốt hàng triệu năm qua

Chui xuống càng sâu, tỷ lệ sống sót của vi khuẩn trên bề mặt Sao Hỏa sẽ càng cao, thậm chí  tuổi thọ của vi sinh vật có thể lên tới 280 triệu năm.


Trong nghiên cứu mới xuất bản, các nhà khoa học nhận định vi khuẩn cổ đại có thể vẫn đang tồn tại dưới bề mặt Sao Hỏa, sống sót trước bức xạ vũ trụ nhờ Hành tinh Đỏ che chở.


Tuy chưa có bằng chứng khẳng định Sao Hỏa đang, hay đã từng tồn tại sự sống, các nhà khoa học vẫn nỗ lực tái dựng môi trường Sao Hỏa trong phòng thí nghiệm để xem liệu vi khuẩn và nấm có thể ngủ đông dưới điều kiện khắc nghiệt. Báo cáo nghiên cứu cho thấy vi khuẩn có thể sống sót được tới 280 triệu năm nếu nằm sâu trong lòng đất, tránh được bức xạ ion-hóa và các hạt Mặt Trời đang ngày đêm cào xét bề mặt Sao Hỏa.


Phát hiện cho thấy những sứ mệnh Sao Hỏa tương lai có thể tìm thấy dấu vết của sự sống khi đào sâu xuống lòng đất.


Dưới bề mặt Sao Hỏa, vi khuẩn cổ đại có thể đang ngủ đông suốt hàng triệu năm qua - Ảnh 1.

Sao Hỏa, hành tinh thứ tư tình từ Mặt Trời - Ảnh: JPL-Caltech/NASA.


Hàng tỷ năm trước, Sao Hỏa đã có thể là cái nôi sản sinh sự sống, khi hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời sở hữu cả bầu khí quyển và nước trên bề mặt. Nhưng ở thời điểm này, Hành tinh Đỏ là một sa mạc lạnh giá với nhiệt độ bề mặt trung bình -62 độ C. Khí quyển Sao Hỏa ngày nay quá mỏng, nó không thể che chắn sinh vật sống khỏi bức xạ vũ trụ.


Không có nước chảy và hay một lượng nước lớn trong bầu khí quyển Sao Hỏa, vậy nên tế bào và bào tử thực vật sẽ khô héo”, nhóm tác giả nghiên cứu công bố trong báo cáo chính thức. “Chúng ta cũng biết rằng nhiệt độ bề mặt Sao Hỏa tương đương đá khô, nên chắc chắn đất đá đã bị đóng băng rất sâu”.


Sau khi xác định giới hạn chịu đựng của vi sinh vật dưới tác động của bức xạ ion hóa trên Sao Hỏa, các nhà khoa học thử nghiệm đưa 6 loại vi khuẩn và nấm có trên Trái Đất vào môi trường Sao Hỏa tái dựng trong phòng thí nghiệm. Họ bắn vào các vi sinh vật những bức xạ vũ trụ tự chế, là hạt proton và tia gamma.


Kết quả thử nghiệm cho thấy vi khuẩn Deinococcus radioduran đã sống sót trong môi trường khắc nghiệt. Nhóm các nhà khoa học đặt cho loài vi sinh vật biệt danh “Conan the Bacterium”, tạm dịch là “Vi khuẩn Conan”, một cách chơi chữ nhắc tới hình tượng người anh hùng Conan the Barbarian trong văn hóa đại chúng.


Dưới bề mặt Sao Hỏa, vi khuẩn cổ đại có thể đang ngủ đông suốt hàng triệu năm qua - Ảnh 2.

Deinococcus radioduran dưới kính hiển vi - Ảnh: Đại học Northwestern.


Deinococcus radioduran thuộc nhóm sinh vật “polyextremophile”, là những dạng sống có thể tồn tại được trong từ hai môi trường sống khắc nghiệt trở lên. Sinh vật rắn rỏi là một trong số những dạng sống kháng bức xạ tốt nhất mà khoa học biết tới.


Những nghiên cứu trước đây cho thấy vi khuẩn nói chung có thể sống sót tới 1,2 triệu năm bên dưới bề mặt khô lạnh của Sao Hỏa, với sức bền vượt trội ngay cả khi so sánh với những vi sinh vật đã sinh trưởng trên Trái Đất suốt hàng triệu năm qua. Kết quả nghiên cứu mới xác nhận khi Deinococcus radioduran bị rút nước, đóng băng và chôn chặt xuống bề mặt Sao Hỏa, chúng có thể sống sót trước 140.000 đơn vị bức xạ - tức là hơn mức người thường có thể chịu được tới 28.000 lần.


Deinococcus radioduran tồn tại được vài giờ khi sống trên bề mặt Hành tinh đỏ, nhưng chỉ cần được chôn xuống độ sâu 10 centimet, chúng đã có thể kéo dài tuổi thọ lên tới 1,5 triệu năm nữa. Và khi chạm độ sâu 10 mét, Deinococcus radioduran sẽ có thể sống thọ tới 280 triệu năm tuổi.


Nhờ khả năng tự hồi phục tế bào bị ảnh hưởng bởi bức xạ, nó đã có thể sống được tới hàng triệu năm tuổi.


Dưới bề mặt Sao Hỏa, vi khuẩn cổ đại có thể đang ngủ đông suốt hàng triệu năm qua - Ảnh 3.

Vi khuẩn Deinococcus radioduran sống trong đĩa thí nghiệm - Ảnh: Đại học Northwestern


Mặc dù D. radioduran nằm dưới bề mặt Sao Hỏa không thể sống được khoảng từ 2 tới 2,5 tỷ năm - khoảng thời gian ước tính kể từ thời điểm nước biến mất hoàn toàn khỏi Sao Hỏa, thì môi trường Sao Hỏa vẫn luôn biến đổi và [băng] có thể tan chảy dưới tác động của những cú va chạm giữa hành tinh thiên thạch”, giáo sư Michael Daly - một trong nhiều tác giả của nghiên cứu nhận định.


Chúng tôi cho rằng việc băng tan theo mùa có thể ảnh hưởng tới [số cá thể vi khuẩn]. Bên cạnh đó, nếu sự sống trên Sao Hỏa từng tồn tại, và nếu dạng sống đó hiện không có mặt trên Sao Hỏa, những phân tử cỡ lớn và các giống virus sẽ vẫn có thể sống sót rất lâu. Điều này khiến một khả năng dễ xảy ra, là nếu sự sống từng tiến hóa trên Sao Hỏa, sự thật sẽ hiện diện tại các sứ mệnh tương lai”.


Thật vậy, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA) đã hợp tác nhằm tiếp tục thực hiện những sứ mệnh lấy mẫu Sao Hỏa trong tương lai. Ảnh chụp các mẫu đất, đá Sao Hỏa ta có chưa cho dấu hiệu khả quan, nhưng theo lời các chuyên gia, các mẫu phải được mang về Trái Đất để cho ra kết quả phân tích chính xác nhất.


Khi khai quật những khu vực hồ cổ đại hay châu thổ sông từng hiện hữu trên Sao Hỏa, có thể ta sẽ tìm thấy bằng chứng cho thấy sự sống từng tồn tại trên miền đất một thời xanh mát.


Nguồn: CNN


Lấy link







Duoi be mat Sao Hoa, vi khuan co dai co the dang ngu dong suot hang trieu nam qua


Chui xuong cang sau, ty le song sot cua vi khuan tren be mat Sao Hoa se cang cao, tham chi  tuoi tho cua vi sinh vat co the len toi 280 trieu nam.

Dưới bề mặt Sao Hỏa, vi khuẩn cổ đại có thể đang ngủ đông suốt hàng triệu năm qua

Chui xuống càng sâu, tỷ lệ sống sót của vi khuẩn trên bề mặt Sao Hỏa sẽ càng cao, thậm chí  tuổi thọ của vi sinh vật có thể lên tới 280 triệu năm.
Dưới bề mặt Sao Hỏa, vi khuẩn cổ đại có thể đang ngủ đông suốt hàng triệu năm qua
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: