Dụng cụ cho phép điều khiển thiết bị điện tử bằng lực cắn

Các nhà khoa học Singapore và Trung Quốc phát triển dụng cụ đặt trong miệng giúp người dùng nhắn tin, gọi điện, thậm chí điều khiển thiết bị trong nhà.


Dụng cụ bảo vệ miệng thường gợi liên tưởng đến các môn thể thao như quyền anh. Tuy nhiên, một dụng cụ thử nghiệm mới có thể giúp những người không thể dùng tay điều khiển thiết bị điện tử thông qua kiểu cắn, New Atlas hôm 14/10 đưa tin.


Nguyên mẫu của dụng cụ đang được phát triển bởi nhóm nhà khoa học từ Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc, do giáo sư Liu Xiaogang tại Đại học Quốc gia Singapore dẫn dắt. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Electronics.


Khác với hệ thống nhận diện giọng nói, dụng cụ bảo vệ miệng không bị tiếng ồn xung quanh cản trở, cũng không cần bộ nhớ vận hành lớn. Dụng cụ này cũng khác với hệ thống theo dõi mắt vì không yêu cầu đặt camera trước mặt người dùng. Nó cũng không xâm lấn hay kỳ quặc như những hệ thống theo dõi sóng não.


Thay vào đó, dụng cụ bảo vệ miệng tích hợp hàng loạt miếng đệm tiếp xúc nhạy cảm với áp lực, mỗi miếng chứa phốt pho khác màu. Khi người dùng cắn dụng bảo vệ miệng và đặt áp lực lên những miếng đệm này, chúng sẽ phát ra ánh sáng có màu sắc tương ứng với cường độ khác nhau tùy vào lực.


Cách cắn dụng cụ bảo vệ miệng sẽ tạo ra các kiểu sáng khác nhau. Một cảm biến quang điện tử sẽ ghi nhận kiểu sáng này rồi chuyển dữ liệu đến máy tính. Sử dụng các thuật toán học máy, máy tính tiến hành khớp từng kiểu với một lệnh tương ứng được xác định trước.


"Người dùng có thể cắn trái, phải, trước, hơi chếch sang trái hoặc phải. Họ cũng có thể cắn lặp đi lặp lại cùng một vị trí để chuyển tiếp dữ liệu khác. Ngoài nhắn tin và ra lệnh điều khiển xe lăn, người dùng còn có thể gọi điện và chơi bàn phím piano ảo. Họ cũng điều khiển được các thiết bị điện tử trong nhà", Xiaogang nói.


Trong các thử nghiệm được thực hiện đến nay, dụng cụ bảo vệ miệng chính xác đến 98% trong việc nhận diện những mệnh lệnh có chủ đích. Tổng chi phí của nguyên mẫu là khoảng 70 USD, nhưng phiên bản thương mại để sản xuất hàng loạt dự kiến có giá thấp hơn nhiều. Nhóm nhà khoa học đang nghiên cứu để cải thiện hiệu suất của dụng cụ và hy vọng thử nghiệm nó trong các cơ sở y tế, ví dụ viện dưỡng lão.


Thu Thảo (Theo New Atlas)









Dung cu cho phep dieu khien thiet bi dien tu bang luc can


Cac nha khoa hoc Singapore va Trung Quoc phat trien dung cu dat trong mieng giup nguoi dung nhan tin, goi dien, tham chi dieu khien thiet bi trong nha.

Dụng cụ cho phép điều khiển thiết bị điện tử bằng lực cắn

Các nhà khoa học Singapore và Trung Quốc phát triển dụng cụ đặt trong miệng giúp người dùng nhắn tin, gọi điện, thậm chí điều khiển thiết bị trong nhà.
Dụng cụ cho phép điều khiển thiết bị điện tử bằng lực cắn
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: