Sự thật ‘phũ phàng’ về các startup xe điện: Bán được nhiều nhưng chẳng có lãi, khả năng hòa vốn trong 12 tháng tới gần như bằng 0

Bất chấp thị trường xe điện trên đà bùng nổ, các công ty khởi nghiệp EV nổi tiếng tại Trung Quốc đang phải đối mặt với rủi ro thua lỗ, ngay cả khi doanh số bán hàng khởi sắc.



Bất chấp thị trường xe điện trên đà bùng nổ, các công ty khởi nghiệp EV nổi tiếng tại Trung Quốc đang phải đối mặt với rủi ro thua lỗ, ngay cả khi doanh số bán hàng khởi sắc.
Sự thật ‘phũ phàng’ về các startup xe điện: Bán được nhiều nhưng chẳng có lãi, khả năng hòa vốn trong 12 tháng tới gần như bằng 0 - Ảnh 1.


Bất chấp một thị trường xe điện trên đà bùng nổ, các công ty khởi nghiệp xe điện (EV) nổi tiếng tại Trung Quốc đang phải đối mặt với rủi ro thua lỗ, ngay cả khi doanh số bán hàng khởi sắc.


Đà tăng cao của giá pin cùng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong năm nay khiến chi phí sản xuất một chiếc xe điện trở thành bài toán nan giải. Thực tế, các startups luôn phải “đốt” một số lượng lớn tiền mặt để ra mắt những mẫu xe mới, thông minh và nhiều tiện ích hơn nhằm tìm được chỗ đứng trên thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới.


Nổi bật trong số đó có thể kể đến 3 công ty khởi nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, bao gồm Nio - thương hiệu đứng đầu phân khúc xe cao cấp, Xpeng - hãng xe chứa phần mềm tự động giải mã khiến Tesla kiêng dè và Li Auto - một “tay đua” trẻ tuổi. Cả 3 đều ghi nhận số liệu doanh thu tích cực, song đi đôi với khoản lỗ cao hơn 1 năm trước đó do chi phí tăng và nguồn cung gián đoạn. Xpeng cho biết họ gặp rất nhiều khó khăn do lượng chip thiếu hụt.


Theo WSJ, nhiều công ty khởi nghiệp xe điện tại Trung Quốc đang giảm tốc tăng trưởng. Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trước đó của giới chức thành phố khiến khách hàng không còn lui tới các showroom trưng bày của Xpeng. Li Auto cũng cho biết số lượng các đơn đặt hàng mới không nhiều do người tiêu dùng chờ đợi mẫu xe điện tiếp theo.


Sự thật ‘phũ phàng’ về các startup xe điện: Bán được nhiều nhưng chẳng có lãi, khả năng hòa vốn trong 12 tháng tới gần như bằng 0 - Ảnh 2.

Nhiều công ty khởi nghiệp xe điện tại Trung Quốc đang giảm tốc tăng trưởng.


Trong bối cảnh đó, thị trường xe điện Trung Quốc chào đón thêm một “tân binh”: China Evergrande New Energy Vehicle Group, công ty con của nhà phát triển bất động sản Evergrande. Công ty này hiện đang sản xuất hàng loạt và dự kiến giao xe vào tháng 10 năm nay.


Theo WSJ, Nio, có trụ sở tại Thượng Hải, đạt doanh thu 1,5 tỷ USD trong quý II. Dù đã phá vỡ kỷ lục của chính mình, song hãng xe điện này vẫn báo lỗ 411 triệu USD, tức gần gấp 5 lần so với hồi năm ngoái. Trong khi đó, Xpeng, dù đã lọt vào danh sách top 10 thương hiệu EV hàng đầu Trung Quốc bằng cách tăng gần gấp đôi số lượng xe bán ra, song vẫn lỗ 403 triệu USD.


He Xiaopeng, Giám đốc điều hành Xpeng cho biết tình trạng thiếu chip nhớ và pin xe điện đang đặt ra những thách thức không hề nhỏ. Dù đã nỗ lực cải thiện song công ty này vẫn đang đối mặt với nguy cơ thiếu hụt 10 loại chip sử dụng trong quá trình lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm.


Trong khi đó, theo các giám đốc điều hành của Xpeng, việc tăng giá xe không thể giúp nhà sản xuất này bù đắp toàn bộ các khoản chi. Lượng đơn đặt hàng tồn đọng khiến Xpeng phải bán một số mẫu xe đã bàn giao trước đó với giá thấp. Hơn nữa, tiềm năng tăng doanh số bán xe EV của Trung Quốc cũng bị hạn chế trong năm nay do tăng trưởng kinh tế giảm tốc.


Dẫu vậy, Chủ tịch Kevin Shen của Li Auto vẫn lạc quan về tiềm năng phát triển của hãng. Được biết doanh thu Li Auto tăng 73% trong quý II, trong khi các khoản lỗ tăng gấp đôi lên 96 triệu USD so với một năm trước đó.


Sự thật ‘phũ phàng’ về các startup xe điện: Bán được nhiều nhưng chẳng có lãi, khả năng hòa vốn trong 12 tháng tới gần như bằng 0 - Ảnh 3.

Theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, đại lục dự kiến sẽ bán được 6,5 triệu xe lai hybrid và xe plug-in chạy điện trong năm nay.


Theo Fitch Ratings, hầu hết các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc không hề có lãi trong 6 tháng đầu năm, thậm chí khó có khả năng hòa vốn trong vòng 12 đến 18 tháng tới. Dẫu vậy, nhờ một số chính sách hỗ trợ, bao gồm miễn thuế, trợ cấp tiền mặt và nới lỏng hạn ngạch giấy phép, thị trường xe điện tại đại lục vẫn có tiềm năng để bùng nổ. Doanh số hàng tháng đối với các dòng xe năng lượng mới tăng gấp đôi trong năm 2022, thậm chí gấp ba so với cùng kỳ năm ngoái.


Theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, đại lục dự kiến sẽ bán được 6,5 triệu xe lai hybrid và xe plug-in chạy điện trong năm nay. Giới chức trước đó cũng đặt mục tiêu đẩy thị phần các loại xe chạy bằng năng lượng mới lên 20% vào năm 2025, song đến tháng 8/2022 đã hoàn thành sớm kế hoạch. Hiệp hội Xe du lịch theo đó dự đoán xe điện sẽ chiếm 55% thị phần vào năm 2025.


Hiện Xpeng và Li Auto đang ước tính một cách rất thận trọng số lượng xe giao nhanh trong quý III. Xpeng cho biết một số khách hàng vẫn còn chần chừ vì mong đợi các mẫu xe mới dự kiến ra mắt vào cuối năm nay, trong đó có dòng xe thể thao đa dụng G9. Đây là mẫu xe được giới chuyên gia trong ngành đánh giá có thể cạnh tranh trực tiếp với Model Y của Tesla.


Sự thật ‘phũ phàng’ về các startup xe điện: Bán được nhiều nhưng chẳng có lãi, khả năng hòa vốn trong 12 tháng tới gần như bằng 0 - Ảnh 4.

Không giống như các công ty thông thường, startups EV phải không ngừng “vung tiền” để phát triển và xây dựng các mô hình mới.


Theo nhà phân tích Jiong Shao của Barclays, không giống như các công ty thông thường, startups EV phải không ngừng “vung tiền” để phát triển và xây dựng các mô hình mới. Họ không thể đơn thuần cắt giảm chi phí để giảm thiểu thua lỗ. Chính vì vậy, cả Xpeng, Nio và Li Auto vẫn sẽ phải đương đầu với các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng, trong bối cảnh nền kinh tế chung gặp nhiều khó khăn.


“Các công ty ô tô bắt đầu cạnh tranh để được trang bị chip hoặc hệ thống tiên tiến nhất. Điều đó có nghĩa là những thay đổi lớn trong ngành xe điện sắp xảy ra”, Ken Ying, người sáng lập công ty cung cấp giải pháp xe thông minh Pateo của Trung Quốc cho biết.


Theo Shao, các startup cần tập trung nguồn lực để tạo sự khác biệt trên thị trường, giống như BYD. Theo Financial Times, BYD đã soán ngôi Tesla với tư cách là nhà sản xuất ô tô chạy bằng pin phổ biến nhất trên thị trường. Thành công của BYD đến từ việc có thể chế tạo pin sử dụng lâu hơn và rẻ hơn so với các nhà sản xuất đến từ Mỹ, Nhật.


“Nếu họ không đầu tư ngay bây giờ, 2 năm nữa cuộc chơi sẽ kết thúc,” ông Shao nói.




Lấy link







Su that ‘phu phang’ ve cac startup xe dien: Ban duoc nhieu nhung chang co lai, kha nang hoa von trong 12 thang toi gan nhu bang 0


Bat chap thi truong xe dien tren da bung no, cac cong ty khoi nghiep EV noi tieng tai Trung Quoc dang phai doi mat voi rui ro thua lo, ngay ca khi doanh so ban hang khoi sac.

Sự thật ‘phũ phàng’ về các startup xe điện: Bán được nhiều nhưng chẳng có lãi, khả năng hòa vốn trong 12 tháng tới gần như bằng 0

Bất chấp thị trường xe điện trên đà bùng nổ, các công ty khởi nghiệp EV nổi tiếng tại Trung Quốc đang phải đối mặt với rủi ro thua lỗ, ngay cả khi doanh số bán hàng khởi sắc.
Sự thật ‘phũ phàng’ về các startup xe điện: Bán được nhiều nhưng chẳng có lãi, khả năng hòa vốn trong 12 tháng tới gần như bằng 0
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: