Nghiên cứu mới chỉ ra những chất hoá học độc hại không chỉ còn nằm dưới lòng biển mà đã hoà cả vào trong nước mưa

(Tổ Quốc) - Những loại hoá chất mắt thường không nhìn thấy đang âm thầm len lỏi vào sinh hoạt của con người.


Lượng rác thải trên trái đất ngày một tăng lên, nhưng không phải tất cả các loại rác đều có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong khi chúng ta có thể dễ dàng phát hiện rác thải trên bãi biển, thì những hạt vi nhựa và "hoá chất vĩnh viễn" đã âm thầm trôi đi rất xa mà hầu như không ai nhận ra.


Hai loại rác thải này hiện nay rất phổ biến trong môi trường, và đáng báo động là chúng có thể bay lên cùng hơi nước bốc hơi và phân tán theo mưa. Hiện nay, khi mối đe dọa tiềm tàng của vi nhựa thường xuyên trở thành đề tài thảo luận trong các hội nghị về môi trường, một số nhà nghiên cứu cho rằng con người vẫn chưa thực sự chú ý đến sự lan rộng của các hợp chất tổng hợp khó phân hủy khác.


Một nhóm các nhà khoa học ở châu Âu hiện đang lo lắng về việc chúng ta đã vượt qua một ranh giới quan trọng. Họ lập luận rằng sự hiện diện của các hóa chất vĩnh viễn trong thủy quyển đã đến mức quá tải, đồng nghĩa với việc môi trường đang ngày càng trở nên không an toàn và có nguy cơ không thể cứu vãn. Cảnh báo này được đưa ra sau một báo động khác, cho rằng thế giới đã vi phạm giới hạn an toàn của các hóa chất tổng hợp trên hành tinh.


Nghiên cứu mới chỉ ra những chất hoá học độc hại không chỉ còn nằm dưới lòng biển mà đã hoà cả vào trong nước mưa - Ảnh 1.


Tương tự như vi nhựa, những ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe của các chất polyfluoroalkyl (PFAS), các hợp chất không phân hủy sinh học, vẫn chưa được biết đến. Một số loại PFAS có thể gây nên các bệnh về thận hay ung thư. Dù vậy, các nghiên cứu vẫn "dậm chân tại chỗ" và những ngưỡng an toàn được chính phủ Mỹ đặt ra phần lớn không được thực thi. Các nhà nghiên cứu ở châu Âu lo ngại rằng chờ đến khi người ta tìm ra thêm những loại hóa chất vĩnh viễn độc hại khác trong tương lai thì đã quá muộn.


Một phân tích toàn cầu về PFAS trong mười năm qua đã phát hiện mức độ PFAS trong nước mưa "thường vượt quá rất nhiều" so với giới hạn của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chúng cũng thường vượt quá ngưỡng cho phép của Đan Mạch. Tình trạng ô nhiễm đã lan rộng đến cả những vùng xa xôi như Cao nguyên Tây Tạng, tại đây các nhà nghiên cứu tìm thấy một số hóa chất vượt quá chỉ định của EPA tới 14 lần.


Nhà hóa học môi trường Ian Cousins từ Đại học Stockholm ở Thụy Điển cho biết: "Dựa trên các hướng dẫn mới nhất của Mỹ về lượng PFOA trong nước uống, nước mưa ở khắp mọi nơi được đánh giá là không thể uống vì không an toàn. Mặc dù trong thời đại công nghiệp hiện nay, chúng ta không thường xuyên uống nước mưa, nhưng nhiều người vẫn hy vọng loại nước này an toàn để có thể cung cấp nhiều nguồn nước uống của chúng ta". Ví dụ, ở Thụy Điển, gần một nửa số nước uống của thành phố có lượng PFAS vượt quá mức an toàn.




Nghiên cứu mới chỉ ra những chất hoá học độc hại không chỉ còn nằm dưới lòng biển mà đã hoà cả vào trong nước mưa - Ảnh 2.


Cũng không phải chỉ có nước bị tác động. PFAS cũng xâm nhập vào đất và sự ô nhiễm này thường vượt quá các chỉ định ở Châu Âu. Trên thực tế, các công ty trong ngành ở Hà Lan cảm thấy rất khó để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn trước đây. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Hà Lan chỉ đơn giản là nới lỏng các mức an toàn của mình.


Trong khi đó, tại Mỹ, những quy định về PFAS trở nên nghiêm ngặt hơn khi các nhà khoa học tìm hiểu ngày càng sâu về những tác hại mà hóa chất này gây ra cho sức khỏe con người. Chỉ trong năm nay, EPA đã hạ ngưỡng an toàn đối với một số loại PFAS vì hóa ra chúng nguy hiểm hơn mức độ các nhà quản lý nghĩ.


Vào năm 2020, Environmental Working Group, một tổ chức phi chính phủ vì môi trường, đã cảnh báo PFAS trong rất nhiều nước uống ở Mỹ đã vượt quá ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, nhóm này đã từng nói quá về tác động sức khỏe của một số hóa chất nhất định. Và thực tế, vào thời điểm đó, quy chuẩn an toàn của EWG đối với PFAS trong nước uống thấp hơn nhiều so với chỉ định của EPA.


Nhưng hiện giờ đã khác. Vào năm 2020, tư vấn sức khỏe của EPA cho hai loại hóa chất PFOA và PFOS, là 70 phần nghìn tỷ. Bây giờ, tỷ lệ đã thấp hơn rất nhiều, cụ thể là 0,004 phần nghìn tỷ đối với PFOA và 0,02 phần nghìn tỷ đối với PFOS. Ở mức độ mới, chúng ta hầu như không thể phát hiện, khoảng một nửa dân số Mỹ sẽ tiếp xúc với các hóa chất có hại, dựa trên nghiên cứu của EWG.


Cousins cho biết: "Các giá trị an toàn đối với PFAS trong nước uống đã sụt giảm đáng kinh ngạc sau 20 năm qua. Mức độ được cho phép đối một chất PFAS thường thấy trong nước uống, có thể gây ung thư, đã giảm 37,5 triệu lần ở Mỹ".


Đó không phải là một dấu hiệu tốt. Kết quả cho thấy các nhà quản lý đã bỏ qua hoặc đánh giá thấp những rủi ro liên quan đến một số loại hóa chất được sản xuất lâu dài, do quân đội sản xuất và có trong các sản phẩm như Teflon, bọt chữa cháy, bề mặt chống dính hoặc chống ố và bao bì thực phẩm.


Dù có những ý kiến trái chiều về việc mức độ PFAS trong môi trường bị vượt quá, nhưng vấn đề lớn là ở mọi nơi trên trái đất nơi con người cư trú, những nỗ lực vì sức khỏe sẽ không thể đạt được nếu không có sự đầu tư lớn vào công nghệ dọn dẹp rác thải tiên tiến. Mặc dù PFOS và PFOA đã bị một trong những nhà sản xuất lớn, tập đoàn 3M, loại bỏ cách đây 20 năm, nhưng phải mất nhiều thập kỷ để lượng hóa chất trong đất và nước mưa trở lại mức an toàn.


Các phân tích gần đây chỉ xét trên bốn loại PFAS, những kết quả này có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Hàng trăm loại hóa chất khó phân hủy khác cũng đang đồng thời bị xả ra môi trường và hầu hết các nguy cơ của chúng đều chưa được biết đến. Quy mô của vấn đề vẫn chưa thể thu hẹp nếu chỉ dựa vào các quy định hiện hành.


Tham khảo Sciencealert


Lấy link







Nghien cuu moi chi ra nhung chat hoa hoc doc hai khong chi con nam duoi long bien ma da hoa ca vao trong nuoc mua


(To Quoc) - Nhung loai hoa chat mat thuong khong nhin thay dang am tham len loi vao sinh hoat cua con nguoi.

Nghiên cứu mới chỉ ra những chất hoá học độc hại không chỉ còn nằm dưới lòng biển mà đã hoà cả vào trong nước mưa

(Tổ Quốc) - Những loại hoá chất mắt thường không nhìn thấy đang âm thầm len lỏi vào sinh hoạt của con người.
Nghiên cứu mới chỉ ra những chất hoá học độc hại không chỉ còn nằm dưới lòng biển mà đã hoà cả vào trong nước mưa
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: