Theo hóa đơn và tài liệu mà CNBC có được, năm 2017 và 2018, khi một số nhân viên Tesla muốn thành lập công đoàn tại nhà máy Fremont, California, Tesla đã thuê công ty tư vấn MWW PR để theo dõi họ trên một nhóm kín và các mạng xã hội. Hai điều mà MWW PR đặc biệt lưu tâm là những cuộc thảo luận tố cáo hành vi không công bằng với người lao động và vụ kiện quấy rối tình dục.
Dù đây là hồ sơ cũ, chúng tiết lộ những lo ngại của CEO Tesla Elon Musk trên mạng xã hội.
Gần đây, Musk ký thỏa thuận 44 tỷ USD mua Twitter. Ông được dự đoán trở thành CEO tạm thời một khi giao dịch hoàn thành.
Hồ sơ cho thấy Tesla trả tiền để MWW PR giám sát một nhóm Facebook của nhân viên, theo dõi bình luận về thành lập công đoàn trên Facebook, tiến hành nghiên cứu về những người đứng ra tổ chức. Giám đốc truyền thông toàn cầu cho Tesla khi ấy, Dave Arnold, có quan hệ với MWW PR. Ông từng làm Phó Chủ tịch tại đây 4 năm, từ năm 2011 đến 2015.
Tesla và Elon Musk xung đột với những người ủng hộ thành lập công đoàn trong nhiều năm. Năm 2017, Tesla đuổi việc nhà hoạt động Richard Ortiz và năm 2018, Musk đăng tweet vi phạm luật lao động liên bang. Ủy ban Quan hệ lao động quốc gia yêu cầu Tesla tuyển dụng lại Ortiz và xóa tweet của Musk. Tuy nhiên, Tesla đã kháng cáo thành công.
Musk chỉ trích nhiều quan chức Đảng Dân chủ, bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, vì quan điểm về công đoàn của họ. Gần đây, ông cho biết sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên Đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử sắp tới vì “Đảng Dân chủ bị công đoàn kiểm soát quá mức”. Các nhà máy của Tesla tại Texas và California chưa bao giờ thành lập công đoàn.
Theo người phát ngôn MWW PR, công ty tư vấn cho Tesla giai đoạn 2017-2018 về giao tiếp với nhân viên và đây là thông lệ phổ biến để hiểu về các vấn đề, cách nhìn nhận của các bên liên quan về thương hiệu.
‘Social listening’ hay theo dõi?
Theo Giáo sư John Villasenor của UCLA, các công ty có lý do hợp lý để để mắt đến những gì nhân viên đăng tải công khai trên mạng, chẳng hạn, khi nhân viên lên mạng và phát ngôn phân biệt chủng tộc. Doanh nghiệp không thể nói rằng đó không phải việc của chúng tôi.
Dù vậy, Giáo sư Villasenor lưu ý, có những ranh giới đạo đức không nên vượt qua khi xem xét tài khoản và bài đăng mạng xã hội của nhân viên. Jennifer M. Grygiel, Phó Giáo sư tại Đại học Syracuse, công ty nên tránh các hành động can thiệp đến quyền lợi của nhân viên, đặc biệt là quyền thảo luận, thành lập hay gia nhập công đoàn.
Ông cho rằng, tổ chức nào cũng có thể thực hành “social listening” (lắng nghe cộng đồng), sử dụng dữ liệu mạng xã hội công khai để nắm thông tin về phát triển sản phẩm, hoặc hiểu được tình cảm của cử tri, công chúng, nhân viên… Song, Mỹ có luật bảo vệ quyền lợi của những người tổ chức. Nếu bạn là một doanh nghiệp PR hay một quản lý phải xâm nhập vào một nhóm riêng tư? Đó là điều không trung thực. Tôi nghi ngờ việc Tesla gửi công ty PR để tìm cách hỗ trợ nhân viên tham gia tổ chức (công đoàn)”.
3 cựu nhân viên Tesla tại Fremont năm 2018 tiết lộ họ được đồng nghiệp cảnh báo không kết nối với ông chủ trên mạng xã hội, hay tham gia vào các nhóm nhân viên Tesla trên mạng xã hội, trừ khi họ biết rõ từng người trong nhóm, bao gồm cả quản trị viên. 2 người khác đang làm cho Tesla nói Tesla giám sát chặt chẽ bài đăng trên mạng của nhân viên.
Tại Tesla, nhân viên thảo luận trong nhiều nhóm, bao gồm Mattermost và Teams. Công ty này không sử dụng Facebook Workplace.
Chính sách truyền thông hiện tại của Tesla chỉ rõ quản lý không nên truy cập các trang mạng xã hội của cấp dưới, trừ trường hợp có lý do rõ ràng. Chính sách cũng không khuyến khích nhân viên lên tiếng về các vấn đề làm việc công khai trên mạng. Công ty khuyên nhân viên nên giải quyết lo lắng bằng cách nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp, người giám sát hay nhân sự quản lý khác, hoặc liên lạc với Đối tác nguồn nhân lực hoặc gọi cho đường dây nóng nội bộ thay vì đăng lên mạng.
Theo CNBC
Lấy link