TP.HCM: Lên kế hoạch 3 giai đoạn tiến tới “xoá sổ” xe “xăng” và phủ 100% xe điện?

Phát triển phương tiện giao thông điện tại TP.HCM” là bước khởi đầu quan trọng cho sự chuyển đổi về phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, để môi trường thành phố ngày càng trong sạch hơn.


Đó là chủ đề chính của Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu "Kế hoạch phát triển giao thông vận tải bằng phương tiện giao thông điện tại TP.HCM" được tổ chức chiều nay 12/5/2022 tại TP.HCM.


Theo đó, đây là kế hoạch nằm trong dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á - NDC TIA” do Chính phủ Đức tài trợ Việt Nam nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực, khung pháp lý thúc đẩy phát triển GTVT theo hướng cacbon thấp, giảm phát thải khí nhà kính.


 - Ảnh 1.

TP.HCM: Lên kế hoạch 3 giai đoạn tiến tới “xoá sổ” xe “xăng” và phủ 100% xe điện vào năm 2050


“Xoá sổ” xe xăng


Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM đánh giá hiện nay, nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cá nhân của người dân đang tăng cao, các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng hạn chế hoặc loại bỏ dần phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang khuyến khích các phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch.


Cũng theo ông An, thực tế tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và cơ giới hóa nhanh, lưu lượng giao thông tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng ngày càng gia tăng. Đáng chú ý, phát thải trong giao thông chiếm 18% tổng phát thải khí nhà kính và không ngừng tăng qua các năm. Giảm phát thải trong GTVT là một trong các giải pháp hàng đầu cho việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.


Do đó, theo ông An, “Kế hoạch phát triển GTVT bằng phương tiện giao thông điện tại TP.HCM” , là bước khởi đầu quan trọng cho sự chuyển đổi về phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, góp phần giảm phát thải khí nhà kính để môi trường thành phố ngày càng trong sạch hơn" - ông An nhấn mạnh.


 - Ảnh 2.

Ông Bùi Hòa An - Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM: Giảm phát thải trong GTVT là một trong các giải pháp hàng đầu cho việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.


Theo bà Bà Urda Eichhorst - Giám đốc Dự án NDC-TIA, Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) chia sẻ: “Việc chuyển từ phương tiện động cơ đốt trong sang phương tiện giao thông điện đã và đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Các chính quyền thành phố và quốc gia có thể thúc đẩy việc triển khai xe điện bằng cách đưa ra chính sách thuận lợi và cơ sở hạ tầng trạm sạc. Kế hoạch hành động cho phương tiện giao thông điện của TP.HCM sẽ là then chốt để áp dụng trên thành phố nhanh chóng. Điều này đồng thời cũng đem lại một kinh nghiệm quan trọng để triển khai tại các thành phố khác trong tương lai”.


Còn theo GS-TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Hà Nội - Trưởng nhóm tư vấn dự án “Sáng kiến giao thông trong NDC tại các nước châu Á - NDC TIA” cho biết: TP.HCM là 1 trong những thành phố hàng đầu thế giới chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình năm của thành phố tăng 1,4%; tỉ lệ diện tích ngập thường xuyên năm 2009 là 54%, dự báo tới năm 2050 sẽ tăng lên 61%.


Trong đó, các hoạt động giao thông vận tải (GTVT) là một trong những nguyên nhân chính, đóng góp tới 45% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Mặt khác, Việt Nam hiện đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính khi tham gia thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu. Mới đây, Chính phủ đã cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Sử dụng nhiên liệu sinh học, khí tự nhiên và điện để thay thế nhiên liệu truyền thống được xác định là 1 trong 5 nhóm giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực GTVT.


Vì vây, việc phát triển phương tiện giao thông điện là xu thế toàn cầu và chúng ta không thể cưỡng lại được xu thế này. Dự kiến đến năm 2030, chỉ còn 41% số lượng phương tiện bán ra trên thế giới là phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, còn lại là phương tiện sử dụng điện hoặc các dạng nhiên liệu lai giữa điện và động cơ đốt trong. Phương tiện giao thông điện đã xâm nhập vào thị trường TP.HCM như 1 xu thế tất yếu. Giờ là lúc vẽ con đường để các loại phương tiện này trở thành phổ biến ở TP.HCM" - ông Tuấn nói.


Tiến tới phủ 100% xe điện


Đánh giá về thực trạng của TP.HCM, GS-TS Lê Anh Tuấn, lưu ý: tính đến thời điểm hiện tại, TP.HCM vẫn chưa đặt ra mục tiêu cụ thể đối với thị phần phát triển giao thông điện. Ô tô, xe máy là phương tiện chính, đáp ứng tới 86,35% nhu cầu đi lại của người dân. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của ô tô con là 6.56%/năm. Nhiên liệu sử dụng chính là xăng và Diesel.


 - Ảnh 3.


GS-TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Hà Nội: việc phát triển phương tiện giao thông điện là xu thế toàn cầu và chúng ta không thể cưỡng lại được xu thế này. Dự kiến đến năm 2030, chỉ còn 41% số lượng phương tiện bán ra trên thế giới là phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, còn lại là phương tiện sử dụng điện.


Thực trạng hạ tầng điện hiện đang ở giai đoạn đầu sơ khai nhưng có động lực lớn chuyển dịch từ phương tiện sử dụng động cơ đốt trong sang phương tiện sử dụng điện nhờ sự tham gia của một số công ty tư nhân như VinFast, MBI. Theo khảo sát, có 44% doanh nghiệp có nhu cầu/kế hoạch chuyển đổi sang xe điện và 13,2% người dân có nhu cầu mua xe điện, tập trung chủ yếu vào xe máy điện. Đồng thời, TP.HCM có tiềm năng điện hóa cao trong vận tải đường thủy.


Như vậy, căn cứ vào các dữ liệu, nghiên cứu đánh giá thực trạng và tiềm năng, nhóm tư vấn kiến nghị lộ trình phát triển phương tiện giao thông điện cho TP. HCM gồm 3 giai đoạn:


- Giai đoạn 1 (từ 2022-2030) là giai đoạn khởi động: Đặt mục tiêu tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2030 đạt 20% với mô tô/xe máy/xe ô tô con; 10% với taxi; và 50% với xe buýt


- Giai đoạn 2 (từ 2030-2040) - giai đoạn tăng trưởng nhanh: Tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2040 đạt 50% với mô tô/xe máy; 60% với xe ô tô con; 20% với taxi; và 100% với xe buýt.


- Giai đoạn 3 (từ 2040-2050) được gọi là giai đoạn tăng trưởng ổn định. Lúc này, tỷ lệ xe bán ra là xe điện năm 2050 đạt 90% với mô tô/xe máy/xe ô tô con; 60% với taxi; và 100% với xe buýt.


Để đạt được mục tiêu theo từng giai đoạn, cần có các giải pháp từng bước phân vùng kiểm soát khí thải và thu phí ô nhiễm theo từng giai đoạn cụ thể. Các nhiệm vụ chính cũng cần thực hiện theo mốc thời gian tương ứng. Cụ thể, đến 2025, phải xây dựng và ban hành định mức kỹ thuật liên quan đến phát triển phương tiện giao thông điện. Đến 2030, xây dựng và hoàn thiện cơ chế/chính sách; thống nhất tiêu chí đối với các trạm sạc.


Đến 2035, dừng cấp đăng ký mới với xe buýt sử dụng động cơ đốt trong. Tiến đến 2040 đặt mục tiêu dừng cấp đăng ký mới với xe dung động cơ diesel và xe mô tô/xe máy dùng động cơ đốt trong. Năm 2050, TP.HCM sẽ dừng cấp đăng ký mới với tất cả xe sử dụng nhiên liệu từ động cơ đốt trong.


Lấy link







TP.HCM: Len ke hoach 3 giai doan tien toi “xoa so” xe “xang” va phu 100% xe dien?


Phat trien phuong tien giao thong dien tai TP.HCM” la buoc khoi dau quan trong cho su chuyen doi ve phuong tien giao thong su dung nang luong sach, de moi truong thanh pho ngay cang trong sach hon.

TP.HCM: Lên kế hoạch 3 giai đoạn tiến tới “xoá sổ” xe “xăng” và phủ 100% xe điện?

Phát triển phương tiện giao thông điện tại TP.HCM” là bước khởi đầu quan trọng cho sự chuyển đổi về phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch, để môi trường thành phố ngày càng trong sạch hơn.
TP.HCM: Lên kế hoạch 3 giai đoạn tiến tới “xoá sổ” xe “xăng” và phủ 100% xe điện?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: