Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách bốc đồng

Khác xa những tỷ phú khác, người đàn ông giàu nhất thế giới này hành động theo ý thích và luôn nghĩ rằng mình đúng 100%.


Khi Twitter thương lượng bán cho Elon Musk vào tháng trước, mạng xã hội này đã đưa ra một cuốn sách về việc tiếp quản công ty. Musk lại không làm như vậy. Ông đã từng nói với một cộng sự thân cận rằng ông không có kế hoạch tài chính hay quản lý Twitter.


Để thúc đẩy sự thành công của thương vụ 44 tỷ USD, ông đã tìm đến một nhóm nhỏ, bao gồm Jared Birchall, giám đốc điều hành của nhiều công ty mà Musk thành lập hoặc đồng sáng lập và Alex Spiro, luật sư riêng của ông. Và khi Twitter phủ nhận những lời công khai của mình, Musk đã gây áp lực với công ty bằng một chuỗi các dòng tweet - một số tinh quái, một số ngổ ngáo và tất cả đều bốc đồng.



Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách "bốc đồng" - Ảnh 1.




Tỷ phú bốc đồng

Các tỷ phú công nghệ như Bill Gates, Jeff Bezos và Larry Page thường lập kế hoạch dài hạn và quản lý công việc của họ thông qua bộ máy công ty gồm các luật sư, chuyên gia truyền thông và các cố vấn khác nhau. Người đàn ông 50 tuổi giàu nhất thế giới không giống bất kỳ ai trong số họ.


Khác xa những tỷ phú khác, doanh nhân này hành động theo ý thích và luôn nghĩ rằng mình đúng 100%, theo các cuộc phỏng vấn với hơn 30 nhân viên, nhà đầu tư và những người đã làm việc với ông. Mặc dù Musk đã đặt cược thành công vào ô tô điện, du hành vũ trụ và trí tuệ nhân tạo, nhưng ông thường tùy cơ ứng biến vào những thời điểm quyết định, không cần đến các chuyên gia và hầu như chỉ dựa vào ý kiến của riêng mình, họ nói.


Để vận hành theo cách này, Musk đã xây dựng một thế giới riêng với khoảng 10 người bạn tâm giao, luôn tán đồng với ý kiến của ông. Họ bao gồm em trai ông, Kimbal Musk, ông Birchall, ông Spiro và nhiều "tổng tham mưu trưởng" khác nhau. Để hiện thực hóa những ý tưởng của mình, Musk liên tục tạo ra các công ty mới, ông đều nắm quyền hầu hết trong số đó. Tất nhiên, các cộng sự đáng tin cậy đều làm việc trong đế chế kinh doanh của ông.


Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách bốc đồng - Ảnh 1.

Alex Spiro, luật sư riêng của Musk


Khi Musk đã xác định được dự án trọng điểm của mỗi công ty - gọi là "con đường quan trọng" - ông sẽ tiếp quản để đảm bảo rằng tầm nhìn của mình được đáp ứng, kiểm soát những khía cạnh nhỏ nhất trong cách xây dựng và triển khai công nghệ. Ông Musk làm việc theo cách mà chỉ những "nhà lãnh đạo tự tin nhất mới làm", Tim Draper, một nhà đầu tư mạo hiểm cho biết.


Tại một hội nghị năm 2018, Musk tự nhận mình đã hành xử theo kiểu bốc đồng. Đó là bài học mà ông đã học được cách đây hơn 25 năm sau khi thành lập công ty khởi nghiệp đầu tiên của mình, Zip2. "Tôi thực sự không có kế hoạch kinh doanh", ông chia sẻ. "Tôi đã từng lập kế hoạch kinh doanh trong những ngày phát triển Zip2. Nhưng những điều này luôn sai, vì vậy tôi không bận tâm đến các kế hoạch kinh doanh nữa".


Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách bốc đồng - Ảnh 2.

Kimbal Musk, em trai của Musk


Cách làm việc của Musk có thể ảnh hưởng lớn tới Twitter. Tuần trước, Parag Agrawal, giám đốc điều hành của Twitter, đã nói với hơn 7.000 nhân viên của công ty rằng một khi ông Musk tiếp quản, "chúng tôi không biết công ty này sẽ đi theo hướng nào".


Giữ quyền kiểm soát

Sinh ra ở Pretoria, Nam Phi, Elon Musk bắt đầu quan tâm đến máy tính và ngôn ngữ lập trình khi còn nhỏ. Sau khi học đại học ở Canada, ông chuyển đến Mỹ vào năm 1992, tốt nghiệp với bằng kinh tế và vật lý tại Đại học Pennsylvania và sau đó đăng ký học lấy bằng Tiến sĩ vật lý tại Đại học Stanford.


Tới một thời điểm nhất định, Musk đột ngột bỏ học tại Stanford để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Lần khởi nghiệp đầu tiên của ông là vào năm 1995, với dịch vụ hướng dẫn du lịch có tên Zip2, hợp tác với anh trai ông, Kimbal. Nhà sản xuất máy tính Compaq sau đó đã mua lại Zip2 với giá hơn 300 triệu USD.


Năm 1999, ông Musk đã giúp thành lập X.com, một công ty thanh toán trực tuyến, hiện nay được biết đến với tên gọi PayPal. Trong một lần xuất hiện trên truyền hình trực tiếp vào năm đó, Musk cho biết công ty sẽ đảm bảo các giao dịch trên trang thương mại điện tử eBay. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên các kỹ sư của ông nghe nói về tính năng này, một người làm việc với ông vào thời điểm đó cho biết. Người này cho biết họ đã phải "chạy đua" để biến tính năng này thành hiện thực.


Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách bốc đồng - Ảnh 3.

Peter Thiel và ông Musk vào năm 2000


Năm 2000, hội đồng quản trị của và giám đốc điều hành Peter Thiel đã lật đổ ông Musk vì những bất đồng về hướng đi của công ty. Đó là một cú sốc đối với Musk khi ông đã sớm ôm ấp ý tưởng rằng một mình ông sẽ chịu trách nhiệm về các dự án kinh doanh trong tương lai.


Khi ông thành lập SpaceX vào năm 2002 và đầu tư vào Tesla năm 2004, ông đảm bảo rằng mình có thể phát huy hết ý chí của mình tại mỗi công ty. Ông đã rót hơn 100 triệu USD tiền riêng của mình vào SpaceX trong những năm đầu thành lập và nắm quyền kiểm soát phần lớn công ty. Tại Tesla, ông Musk sở hữu 16% cổ phần và đưa "những gương mặt thân quen" vào hội đồng quản trị, bao gồm em trai ông và Antonio Gracias, một người bạn lâu năm và cũng là nhà đầu tư.


"Bạn có thể để trứng trong một giỏ, miễn là bạn kiểm soát được điều gì xảy ra với giỏ đó", ông nói với Tạp chí Inc. vào năm 2007. Ngày nay, Musk giám sát hoặc liên kết với ít nhất 10 công ty, bao gồm cả công ty đại chúng, công ty tư nhân và các công ty mẹ như Wyoming Steel, công ty mà ông sử dụng để quản lý bất động sản. Giá trị tài sản ròng của ông vào khoảng 250 tỷ USD.


Khi ông Musk thành lập nhiều công ty hơn, ông đã "chiêu mộ" thêm nhiều cộng sự. Vào năm 2002, ông Musk đã thuê Gwynne Shotwell làm nhân viên thứ bảy của SpaceX. Với tư cách là chủ tịch và giám đốc điều hành của nhà sản xuất tên lửa, bà Shotwell đã giám sát sự phát triển của công ty, trở thành một trong những nhân viên lâu năm nhất của ông Musk.


Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách bốc đồng - Ảnh 4.

Gwynne Shotwell, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của SpaceX


Tại một hội nghị vào năm 2018, bà Shotwell đã giải thích cách bà quản lý ông Musk: "Khi Elon nói điều gì đó, bạn phải dừng lại và không được thốt lên ngay lập tức rằng "Chà, điều đó là không thể", hoặc "Không đời nào chúng ta làm điều đó. Tôi không biết làm thế nào", bà nói. "Vì vậy, bạn nên kìm nén và động não. Và bạn tìm mọi cách để hoàn thành công việc đó".


Một năm đầy biến động

Một năm không thể quên đối với Musk có lẽ là năm 2018, khi phong cách độc hành, bốc đồng của ông quay trở lại. Tại Tesla, ông thúc đẩy tăng cường sản xuất mẫu sedan Model 3 của công ty. Tin rằng chỉ bản thân mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, ông đã sa thải giám đốc điều hành phụ trách sản xuất và quyết định tự mình cải tạo lại toàn bộ dây chuyền lắp ráp của nhà máy ở Fremont, California.


"Có những thời điểm tôi không rời nhà máy trong ba hoặc bốn ngày", ông Musk chia sẻ. Sau khi đại tu Model 3, Musk cảm thấy mệt mỏi với việc Tesla phải điều hướng trước áp lực của thị trường. Vào ngày 2/8/2018, ông đã soạn thảo một email gửi đến hội đồng quản trị của công ty với dòng tiêu đề: "Đề nghị tư nhân hóa Tesla với giá 420 USD/cổ phiếu".


Các "chiến hữu" của Musk rất phấn khởi. "Tôi nghĩ Tesla ở chế độ tư nhân sẽ thật tuyệt vời!" Kimbal Musk, một thành viên hội đồng quản trị Tesla, đã nhắn tin cho anh trai mình. Vào ngày 7/8, ông Musk đã công bố ý tưởng này với dòng tweet: "Tôi đang cân nhắc tư nhân hóa Tesla với giá 420 USD/cổ phiếu. Nguồn vốn đã được bảo đảm".


Bất chấp sự cổ vũ từ những người trong cuộc, nỗ lực của Musk đã thất bại. Khoản tài trợ mà ông dự tính để đưa Tesla trở thành công ty tư nhân đã không thành hiện thực. Các cổ đông của Tesla đâm đơn kiện ông vào tháng 8/2018. Một tháng sau, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch đã cáo buộc Musk tội gian lận chứng khoán.


Deepak Ahuja, giám đốc tài chính khi đó của Tesla, cho biết: "Phương pháp kinh doanh của Elon là càng ít tài liệu càng tốt. Ông thực sự kinh doanh dựa trên cam kết bằng lời nói và một cái bắt tay". Năm đó, Musk đã bị S.E.C. phạt và phải nộp 20 triệu USD.


Niềm vui tối đa

Trong suốt nhiều năm tháng thăng trầm, Musk vẫn luôn "chung thủy" với Twitter. Ông thường tweet hàng chục bài trong một ngày cho hơn 90 triệu người theo dõi của mình. Thường những bài này có nội dung bình luận về những người bán khống Tesla, chia sẻ meme và suy ngẫm về đại dịch, chính trị, cùng Dogecoin. Vào năm 2020, ông đã loại bỏ bộ phận truyền thông của Tesla, một phần vì ông cảm thấy mình có thể tiếp cận trực tiếp với người hâm mộ và khách hàng thông qua Twitter, nhân viên cũ cho biết.


Tình yêu của Musk dành cho công ty truyền thông xã hội đã thúc đẩy ông mua nó. Để thực hiện thỏa thuận vào tháng trước, ông đã nhờ ông Birchall xử lý hậu cần và bàn bạc với Twitter, ông Spiro nói chuyện với giới truyền thông, theo các tài liệu tài chính. Ông Musk cũng thành lập ba công ty mới có tên X Holdings I, II và III, nhằm mục đích tài trợ cho giao dịch Twitter, theo hồ sơ chứng khoán.


Sau khi giành chiến thắng vào tuần trước, ông ăn mừng bằng một dòng tweet hiển thị biểu tượng cảm xúc trái tim và tên lửa. Vào này 28/4, ông đã viết: "Hãy làm cho Twitter vui vẻ tối đa!"


Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách bốc đồng - Ảnh 5.





Lấy link







Khong ke hoach, khong co van, Elon Musk duoc menh danh la ong trum voi phong cach "boc dong"


Khac xa nhung ty phu khac, nguoi dan ong giau nhat the gioi nay hanh dong theo y thich va luon nghi rang minh dung 100%.

Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách "bốc đồng"

Khác xa những tỷ phú khác, người đàn ông giàu nhất thế giới này hành động theo ý thích và luôn nghĩ rằng mình đúng 100%.
Không kế hoạch, không cố vấn, Elon Musk được mệnh danh là ông trùm với phong cách bốc đồng
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: