Đã có nhiều thứ thay đổi ra dưới sự lãnh đạo của Johny Srouji tại Apple. Công ty được cho đang nghiên cứu chip M2 thế hệ tiếp theo cho ít nhất 9 máy Mac khác nhau.
Tờ The Wall Street Journal đã có một bài thuật lại cách nhà sản xuất iPhone vượt qua cơn bão thiếu silicon bằng cách chuyển sang chip M1 do bộ phận bán dẫn dưới sự lãnh đạo của phó chủ tịch cấp cao bộ phận phần cứng Johny Srouji. Ông từng là giám đốc điều hành có nhiều năm kinh nghiệm tích lũy ở các công ty danh tiếng như Intel và IBM.
Các nhóm kỹ sư của Apple nghiên cứu chip Apple Silicon cho iPhone và iPad gặp hạn chế bởi những hạn chế của một thiết bị chạy bằng pin. Các thiết kế của công ty cho phép tích hợp với phần cứng để các nhà thiết kế có thể hoàn thành các hạng mục còn lại.
Vào năm 2017, Apple đã nhận được khá nhiều lời phàn nàn về hiệu suất quá tệ của máy Mac. Đây là một bước ngoặt đối với công ty vì liên tục có những phàn nàn về việc sử dụng chip Intel. Vì vậy Apple đã quyết định sẽ chuyển sang tự nghiên cứu và sản xuất chip Apple Silicon của riêng mình.
Srouji cho biết, sự thay đổi đã gây ra cuộc tranh luận trong nội bộ Apple vì các nhà sản xuất phần cứng máy tính thường không thiết kế các thành phần quan trọng như chip xử lý nội bộ. Ông nói thêm rằng quá trình chuyển đổi gặp nhiều thách thức vì bộ phận bán dẫn của công ty được giao nhiệm vụ tạo ra một con chip phù hợp với tất cả các máy Mac, từ loại rẻ nhất đến loại đắt tiền nhất.
Theo Srouji, vào thời điểm đó, "Apple không phải là một công ty sản xuất chip". Câu hỏi lớn hơn cần trả lời là liệu công ty có thể "cung cấp những sản phẩm tốt hơn" sau quá trình chuyển đổi hay không.
Hơn nữa, nó không phải là một dự án sẽ bắt đầu và kết thúc trong một thời gian ngắn. Đó là một cam kết kéo dài nhiều năm của Apple và quá trình thiết kế chip sẽ cần phải phát triển và cải tiến theo thời gian.
Srouji giải thích rằng, Apple phải đủ linh hoạt để vượt qua đại dịch Covid-19. Srouji chia sẻ: "Điều tôi học được trong cuộc sống: Bạn suy nghĩ thấu đáo về tất cả những điều bạn có thể kiểm soát và sau đó bạn phải linh hoạt, thích ứng và đủ mạnh mẽ để điều hướng khi mọi thứ không theo kế hoạch. Covid là một ví dụ".
WSJ cho biết, nhóm của Srouji đã phải phát triển một phương pháp thử nghiệm mới ngay lập tức do sự bùng phát của đại dịch. Đại dịch đe dọa phá vỡ mọi kế hoạch đã chuẩn bị trước đó nhiều năm trước khi chip M1 ra mắt. Quy trình kiểm tra được làm lại cho phép kiểm tra từ xa.
Nhóm nghiên cứu đã thiết lập camera khắp các phòng thí nghiệm để các kỹ sư có thể kiểm tra các con chip từ xa. Đó là kiểu thay đổi mà trước đây khó có thể tưởng tượng được từ Apple, nơi mà tính bí mật và kiểm soát là điều tối quan trọng.
Một phần hoạt động có thể xoay chuyển liền mạch vì nhóm của ông Srouji trải rộng trên toàn cầu và quen với việc tiến hành kinh doanh thông qua các cuộc gọi điện video và làm việc theo các múi giờ khác nhau.
Sau đó, Apple đã công bố lô máy Mac đầu tiên MacBook Air M1, Mac Mini và MacBook Pro. Tất cả đều chạy bằng chip M1. Tất cả các model này đều nhận được lời khen ngợi và đánh giá cao nhờ hiệu suất mạnh mẽ và tối ưu khá tốt.
Sau đó, Apple đã tiếp tục ra mắt các phiên bản nâng cấp mạnh mẽ hơn của chip Apple M1 như M1 Pro và M1 Max cho MacBook Pro. Hay gần đây nhất là chiếc Mac Studio trang bị chip M1 Ultra mạnh nhất từ trước đến nay của dòng M-series.
Với những cải tiến như hiện tại, Apple hoàn toàn có cơ sở để tiếp tục thành công với các thế hệ chip Apple M-series tiếp theo.
Tham khảo iPhonehacks
https://genk.vn/sep-apple-chia-se-ve-hanh-trinh-chia-tay-intel-de-chuyen-doi-sang-apple-silicon-trong-giai-doan-covid-19-20220423155807011.chn Lấy link