Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi...

Đến hẹn lại lên, mùa giữa năm là lúc để dòng smartphone cao cấp Galaxy Z series của Samsung oanh tạc thị trường toàn cầu. Vậy phiên bản năm nay có gì đặc sắc? Dưới đây là trải nghiệm những ngày đầu của tôi với chiếc điện thoại màn hình gập Galaxy Z Fold3.


Ngoại hình không thay đổi nhiều


Một số người cho rằng phiên bản năm nay không có gì thay đổi về mặt ngoại hình và tỏ một chút thất vọng với Samsung. Tuy nhiên với tôi, những gì hãng này đã làm trên phiên bản thứ 2 vào năm ngoái đã quá ổn và thật sự bản thân không muốn họ thay đổi quá nhiều nữa về mặt thiết kế.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 1.

Galaxy Z Fold2 năm ngoái đã có thiết kế khá ổn.


Trước ngày ra mắt sản phẩm, tôi đã từng phỏng vấn một vài chuyên gia công nghệ về những mong mỏi của họ trên phiên bản thứ 3 của dòng Galaxy Z Fold. Bản thân tôi lúc đó cũng tự hình thành trong đầu câu trả lời cho riêng mình, rằng có lẽ thiết kế của Fold đã tới mức giới hạn ở thời điểm hiện tại, chúng ta không thể đòi hỏi nó quá mỏng vì sẽ đánh đổi với độ bền, thay vào đó là Samsung nên tăng trải nghiệm người dùng hơn nữa. Và đúng như dự đoán, ta vẫn có một chiếc smartphone màn hình gập cao cấp thế hệ thứ 3 của Samsung với ngoại hình không mấy đổi thay.


Nói vậy không có nghĩa người dùng Galaxy Z Fold3 sẽ chịu thiệt thòi, mặt khác bên ngoài máy vẫn có một số điểm nhấn để "dân chơi" có thể khoe rằng tôi đang dùng phiên bản mới nhất của nhà Samsung.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 2.

Điểm dễ phân biệt đầu tiên là cụm camera sau, giờ đây 3 chiếc camera được xếp theo hàng dọc và đặt gọn gàng vào hình oval thay cho mô-đun hình chữ nhật to nạc của phiên bản trước.


Điểm thứ 2 để người dùng có thể khoe được mình đang dùng phiên bản mới nhất là chọn mua màu Phantom Green. Cá nhân tôi cũng khá thích màu này, tuy chưa được nhìn ngoài đời thực nhưng với những hình ảnh quảng cáo thì trông nó khá sang và đặc biệt là rất mới mẻ trong dàn sản phẩm của Samsung trong năm nay.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 3.

Cảm giác cầm phiên bản này cũng nhẹ hơn 1 chút so với trước, bởi Samsung đã dùng công nghệ Armor Aluminum cho khung viền Z Fold3 thay vì thép như ở phiên bản Z Fold2. Việc giảm tải cân nặng của máy là việc cần thiết bởi tôi còn nhớ trước đây khi dùng máy Z Fold2 ở chế độ mở hoàn toàn màn hình, tôi rất nhanh mỏi cổ tay, nhất là lúc đang xem phim hoặc chơi game.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 4.

Công nghệ camera ẩn dưới màn hình khá tiềm năng


Qua mỗi đời Galaxy Z Fold, Samsung lại tìm cách nâng cấp trải nghiệm hiển thị. Như ở đời 1 ta có cụm camera selfie làm khuyết 1 phần màn hình bên trong thì đến đời 2 người dùng được hưởng trải nghiệm "full" hơn với camera đục lỗ. Và ở phiên bản mới nhất này, chúng ta lại tiếp tục đến với camera ẩn dưới màn hình.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 5.

Công nghệ này được Samsung áp dụng vào để phần đục lỗ của camera tạo cảm giác mờ đi hơn trong một số trường hợp sử dụng thay vì 1 chấm đen như phiên bản trước. Ban đầu khi nhìn vào hình ảnh chụp lại, có thể bạn sẽ thấy nó khá khó chịu vì nốt ruồi kia vẫn nằm đó, chẳng qua là nó mờ hơn nhiều so với trước, nhưng khi trải nghiệm thực tế thì không đến nỗi tệ.


Cận cảnh "nốt ruồi" ẩn trên màn hình Galaxy Z Fold3


Thật vậy, bản thân tôi đã bỏ 1 ngày ra để sử dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau để xem nốt ruồi này có thật sự tàng hình hay không, và thật bất ngờ là đa phần tôi đã không còn nhớ đến nó nữa. Có 2 lý do cơ bản ở việc này, 1 là phần camera này khi so với một màn hình 7,6 inch thì nó quá là nhỏ bé và nó cũng mờ mờ theo nội dung hiển thị; hai là khi tôi đã chú tâm vào nội dung như game, phim ảnh hay đọc sách thì tầm nhìn đều tập trung vào giữa và từ đó chiếc "nốt ruồi" kia cũng tạm khuất khỏi tầm mắt.



Có thể nói, cách làm này của Samsung khiến cho chúng ta đỡ phân tâm và khó chịu khi đang xem nội dung trên màn hình lớn, ít nhất là họ cũng đã thành công với tôi.


Về chất lượng ảnh chụp, camera selfie này chỉ có 4MP và cũng bị tình trạng bóng mờ kha khá nên chúng ta cũng không nên trông đợi nhiều. Tuy nhiên, nên nhớ rằng Galaxy Z Fold3 vẫn còn camera ở màn hình ngoài nên thiết nghĩ Samsung có thể loại bỏ luôn camera selfie bên trong cho tiện hơn.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 8.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng camera sau để ảnh selfie mình đẹp hơn mà, tại sao không? Ảnh ví dụ từ chiếc Galaxy Z Fold2 bản Thom Browne.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi...Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi...

Ảnh bên trái là camera selfie ở màn hình ngoài, còn ảnh phải là camera selfie ẩn ở màn hình trong.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 10.

Camera selfie ẩn có chất lượng không khả quan lắm với đội thích "sống ảo".


Trải nghiệm trên màn hình này thế nào?


Giống với người tiền nhiệm, Galaxy Z Fold3 vẫn sở hữu màn hình bên trong kích thước 7,6 inch cùng độ phân giải QXGA+ và tấm nền Dynamic AMOLED 2X cùng tốc độ quét 120Hz. Tuy nhiên Samsung cho biết, tấm phim bảo vệ màn hình dẻo này được cải tiến hơn và bền hơn phiên bản tiền nhiệm đến 80%, điều này có nghĩa tôi dùng cũng đỡ lo đỡ xót hơn, chơi game cũng "mạnh tay" dứt khoát hơn trước.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 11.

Nói thật mấy pha tranh chấp hay combat mà cứ rén rén ngón tay thì chán lắm.


Một điểm cố hữu trên dòng điện thoại màn hình gập của Samsung là nó dùng tấm phim dẻo nên rất dễ bám vân tay sau 1 ngày sử dụng, thậm chí càng dùng lâu sẽ càng khó lau chùi hết (hoặc bạn phải tốn nhiều thời gian hơn để ngồi lau so với màn hình truyền thống). Nhưng Z Fold3 đã có chống nước chuẩn IPX8 nên tôi có thể thoải mái cho kèm chút nước rồi lau khô mà không quá lo lắng đến chuyện làm hỏng các bộ phận điện tử bên trong.


Màn hình tuy không thay đổi về kích thước nhưng tôi thấy như vậy là quá đủ để trải nghiệm, cầm được thoải mái và tiện mang bỏ vào túi quần. Nó thật sự là cuộc cách mạng khi đưa 1 chiếc tablet vào túi quần của bạn.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 12.

Cầm đọc sách hay nằm xem phim cũng đỡ mỏi hơn.


Đa nhiệm là thứ tôi rất thích khi dùng với Fold. Tablet thực ra vẫn làm được, nhưng để thoải mái trên tay thời gian dài thì hơi khó vì kích thước tablet quá to và nặng. Trong khi đó Galaxy Z Fold3 cho tôi cảm giác ổn áp hơn khi kích thước vừa đủ, cứ mở 2-3 cửa sổ để đa nhiệm là quá đủ. Ví dụ như khi đang gõ vài ý chính cho bài này, tôi mở kèm thêm trang web đặt cạnh bên để có thể lấy thêm thông tin rất tiện.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 13.

Các cặp ứng dụng đang chạy đều được ghim để bạn có thể quay lại tiếp tục thao tác bất cứ lúc nào.


Ngoài ra, màn hình ngoài của Galaxy Z Fold3 được nâng cấp lên tấm nền Dynamic AMOLED 2X cùng với tốc độ quét 120Hz. Tuy thật sự không cần thiết lắm vì đa phần tôi dùng vẫn mở màn hình bên trong cho sướng, nhưng thi thoảng lười thì lướt Facebook, đọc mail hay đọc báo nhanh bên ngoài cũng được mướt mắt hơn. Dẫu sao, việc nâng cấp này cũng khiến cho chúng ta thấy mức giá bán hơn 40 triệu đồng có phần nào hợp lý hơn trước đây.


Những điểm khác bạn có thể quan tâm


Cụm camera chính của Galaxy Z Fold3 bao gồm 3 ống kính: góc rộng, góc siêu rộng, tele zoom 2x tích hợp chống rung OIS và đều sở hữu độ phân giải 12MP. Chất lượng hình ảnh theo đánh giá nhanh là khá ổn, màu sắc tươi tắn đúng với cái chất của Samsung từ trước đến nay, đặc biệt khả năng xử lý xóa phông cũng đã cải thiện đáng kể, ít tình trạng bị lem như trước đây.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 14.

Một số ảnh chụp được từ Galaxy Z Fold3:


- Xóa phông:



- Zoom 2x ban ngày và 1 tấm vừa zoom 2x vừa phơi đêm:



- Các khoảng zoom thử từ 4x-7x:



Bên cạnh đó, một yếu tố khiến Galaxy Z Fold3 lần này sẽ thu hút người dùng hơn trước là giờ đã hỗ trợ 2 SIM vật lý thay cho 1 SIM vật lý + 1 eSIM như ở phiên bản tiền nhiệm. Với việc người dùng Việt Nam đã có thói quen sử dụng điện thoại 2 SIM và chưa sẵn sàng để đổi eSIM thì rõ ràng đây lại là điểm sáng giá để chiếc smartphone màn hình gập này "mời gọi" rút hầu bao.


Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi... - Ảnh 18.

Cuối cùng, với mức giá dự kiến gần 44 triệu đồng, rõ ràng Galaxy Z Fold3 năm nay rẻ hơn trước và có thế tiếp cận được nhiều người dùng Việt hơn.




Lấy link







Trai nghiem nhanh Galaxy Z Fold3: Doi khi toi quen mat man hinh nay co not ruoi...


Den hen lai len, mua giua nam la luc de dong smartphone cao cap Galaxy Z series cua Samsung oanh tac thi truong toan cau. Vay phien ban nam nay co gi dac sac? Duoi day la trai nghiem nhung ngay dau cua toi voi chiec dien thoai man hinh gap Galaxy Z Fold3.

Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi...

Đến hẹn lại lên, mùa giữa năm là lúc để dòng smartphone cao cấp Galaxy Z series của Samsung oanh tạc thị trường toàn cầu. Vậy phiên bản năm nay có gì đặc sắc? Dưới đây là trải nghiệm những ngày đầu của tôi với chiếc điện thoại màn hình gập Galaxy Z Fold3.
Trải nghiệm nhanh Galaxy Z Fold3: Đôi khi tôi quên mất màn hình này có nốt ruồi...
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: