Dấu hiệu lạ ở siêu trăng mở ra hy vọng mới về sự sống ngoài hành tinh?

Kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra hơi nước trong bầu khí quyển của một mặt trăng Sao Mộc, nơi NASA từng nghi ngờ về khả năng tồn tại của biển ngầm và sự sống.


Ganymede, mặt trăng khổng lồ nhất của hệ Mặt Trời vừa khiến giới khoa học ngạc nhiên vì bằng chứng mới về hơi nước trong bầu khí quyển, một điều khá hy hữu đối với thế giới có nhiệt độ cực lạnh như nó: âm 185 độ C.


Dấu hiệu lạ ở siêu trăng mở ra hy vọng mới về sự sống ngoài hành tinh? - 1

Theo Sci-News, công ghi nhận thuộc về Kính viễn vọng Hubble của NASA/ESA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ và Cơ quan Vũ trụ châu Âu).


Theo tiến sĩ Lorenz Roth từ Viện Công nghệ Hoàng gia KTH, từ năm 1998, thiết bị STIS của Hubble đã truyền tải về những hình ảnh cực tím đầu tiên của Ganymede, trong đó cho thấy các dải cực quang khá giống Trái Đất, bằng chứng cho thấy nó có từ trường y hệt như một hành tinh, cho dù chỉ là mặt trăng của Sao Mộc. Người ta đã cố tìm bằng chứng cho thấy oxy phân tử bị phân tán trên mặt trăng là một thành phần của nước thăng hoa, nhưng không thành công.


Trong nghiên cứu mới được công bố trên Nature Astronomy, dữ liệu tiên tiến từ Máy quang phổ Nguồn gốc vũ trụ (COS) của Hubble đã được kết hợp với dữ liệu cũ và cho thấy không có oxy nguyên tử trong bầu khí quyển của Ganymede, nhưng thay vào đó là hơi nước xuất hiện ở gần xích đạo vào giữa trưa, có thể từ sự thăng hoa của băng, vì buổi trưa Ganymede vẫn đủ ấm để bề mặt bằng giải phóng một số lượng nhỏ phân tử nước.


Tuy hơi nước chưa phải điều kiện đủ cho sự sống ngoài hành tinh phát sinh, nhưng điều này cho thấy một môi trường nhiệt độ ôn hòa hơn tưởng tượng vẫn có thể tồn tại trên mặt trăng kỳ lạ này. Trước đó, NASA tin rằng dưới lớp vỏ băng của nó là một thế giới đại dương ấm áp hơn nhiều do được sưởi bởi thủy triều.


Nhóm 4 mặt trăng lớn của Sao Mộc là Ganymede, Europa, Triton và Io đều được cho là có những yếu tố có thể giúp phát sinh sự sống và thủy triều mạnh mẽ để sưởi ấm đại dương ngầm. Tuy nhiên Io sẽ khó sống được bởi hoạt động núi lửa quá mạnh mẽ, biến nó thành địa ngục.


Ganymede là mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc nói riêng và hệ Mặt Trời nói chung, lớn hơn cả Sao Thủy.


Theo NLĐ









Dau hieu la o "sieu trang" mo ra hy vong moi ve su song ngoai hanh tinh?


Kinh vien vong khong gian Hubble da phat hien ra hoi nuoc trong bau khi quyen cua mot mat trang Sao Moc, noi NASA tung nghi ngo ve kha nang ton tai cua bien ngam va su song.

Dấu hiệu lạ ở "siêu trăng" mở ra hy vọng mới về sự sống ngoài hành tinh?

Kính viễn vọng không gian Hubble đã phát hiện ra hơi nước trong bầu khí quyển của một mặt trăng Sao Mộc, nơi NASA từng nghi ngờ về khả năng tồn tại của biển ngầm và sự sống.
Dấu hiệu lạ ở siêu trăng mở ra hy vọng mới về sự sống ngoài hành tinh?
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: