NASA lập bản đồ đầu tiên về cấu tạo sao Hỏa

Bản đồ cấu tạo sao Hỏa đầu tiên công bố ngày 22/7 trên tạp chí Science hé lộ những khác biệt lớn giữa hành tinh đỏ và Trái Đất.


Hình ảnh mới về cấu tạo bên trong sao Hỏa là kết quả từ hai năm nghiên cứu và hàng thập kỷ lên kế hoạch trong dự án trạm đổ bộ InSight của NASA, robot nghiên cứu khoa học tĩnh được đưa tới sao Hỏa năm 2018 trong nhiệm vụ tìm hiểu cấu tạo hành tinh đỏ. Khoảng một tháng sau khi hạ cánh trên đồng bằng bằng phẳng mang tên Elysium Planitia, InSight sử dụng cánh tay robot để lắp đặt một địa chấn kế nhỏ trên bề mặt gần đó, và bắt đầu "lắng nghe" động đất sao Hỏa, những rung chấn bên trong hành tinh, tương tự động đất ở Trái Đất.


"Khác với Trái Đất, sao Hỏa không có mảng kiến tạo. Thay vào đó, vỏ của hành tinh giống như một mảng khổng lồ", NASA cho biết. "Nhưng các vệt đứt gãy vẫn hình thành ở lớp vỏ sao Hỏa do áp lực gây ra bởi sự co rút nhẹ của hành tinh trong quá trình lạnh đi".


Các vết đứt gẫy có thể dẫn tới rung chấn. Trong hai năm qua, InSight đã phát hiện 733 rung chấn. Dựa vào 35 trận động đất lớn nhất (3 - 4 độ), nhóm nghiên cứu NASA tính toán sóng địa chấn truyền nhanh và xa tới đâu trong lòng hành tinh, từ đó lập bản đồ cấu trúc bên trong của nó.


Nhóm nghiên cứu phát hiện giống như Trái Đất, cấu tạo bên trong sao Hỏa bao gồm 3 lớp: lớp vỏ, lớp phủ và lớp lõi, nhưng kích thước và thành phần từng lớp khác biệt đáng kể với hành tinh của chúng ta. Ví dụ, vỏ sao Hỏa dày hơn nhiều so với dự đoán của các nhà nghiên cứu, từ 20 đến 37 km, sâu và chứa 2 - 3 lớp nhỏ hơn. Trong khi đó, vỏ Trái Đất đạt tới độ sâu tối đa 100 km, theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS).


Bên dưới lớp vỏ là lớp phủ rất lớn, sâu tới 1.560 km bên dưới bề mặt sao Hỏa. Cuối cùng là phần lõi khổng lồ có kích thước bằng khoảng một nửa quãng đường từ bề mặt tới tâm hành tinh. Phần lõi nóng chảy giống lõi ngoài của Trái Đất vừa lớn vừa lỏng hơn dự đoán của các nhà nghiên cứu. Họ không biết chắc liệu sao Hỏa có lõi trong rắn như Trái Đất hay không. Tuy nhiên, việc đo được lõi của hành tinh này chỉ sau vài năm nghiên cứu là một thành tựu quan trọng.


"Các nhà khoa học mất hàng trăm năm để đo lõi Trái Đất", Simon Stähler, giáo sư Khoa học Trái Đất ở Đại học EHT Zurich, cho biết. "Sau nhiệm vụ Apollo, con người mất 40 năm để đo lõi Mặt Trăng. InSight chỉ mất hai năm để đo lõi sao Hỏa".


An Khang (Theo Space)









NASA lap ban do dau tien ve cau tao sao Hoa


Ban do cau tao sao Hoa dau tien cong bo ngay 22/7 tren tap chi Science he lo nhung khac biet lon giua hanh tinh do va Trai Dat.

NASA lập bản đồ đầu tiên về cấu tạo sao Hỏa

Bản đồ cấu tạo sao Hỏa đầu tiên công bố ngày 22/7 trên tạp chí Science hé lộ những khác biệt lớn giữa hành tinh đỏ và Trái Đất.
NASA lập bản đồ đầu tiên về cấu tạo sao Hỏa
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: