20 năm biến giấc mơ vũ trụ thành hiện thực của Jeff Bezos

Mỹ - Công ty Blue Origin đã tiến hành vô số thử nghiệm để chắc chắn tàu New Shepard có thể chở người lên không gian cận quỹ đạo và hạ cánh an toàn.


Công ty hàng không vũ trụ của Jeff Bezos sắp phóng nhiệm vụ chở người đầu tiên hôm 20/7, đưa tỷ phú giàu nhất thế giới và ba hành khách khác tới không gian cận quỹ đạo bằng hệ thống tên lửa - khoang tàu tái sử dụng mang tên New Shepard. Theo dự kiến, con tàu sẽ cất cánh vào 20h hôm nay theo giờ Hà Nội từ bãi phóng số một của Blue Origin gần Van Horn, Texas.


Chuyến bay này là cột mốc khổng lồ đối với Blue Origin, công ty do Bezos thành lập vào tháng 9/2000. Sự kiện đánh dấu công ty chính thức tiến vào ngành du lịch không gian cận quỹ đạo bởi trong số phi hành đoàn 4 người của tàu New Shepard có hành khách trả phí đầu tiên, sinh viên 18 tuổi người Hà Lan Oliver Daemen.


Hôm nay cũng là một ngày quan trọng đối với bản thân Bezos. Vị tỷ phú từng nhiều lần chia sẻ bay vào không gian là mơ ước gần như cả đời của ông, bắt nguồn từ khi ông theo dõi tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt Trăng năm 1969 lúc 5 tuổi. Chính chuyến bay sắp tới của Bezos cũng nhằm kỷ niệm sự kiện lịch sử đó bởi nó diễn ra đúng dịp kỷ niệm 52 năm ngày Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt những bước chân đầu tiên lên thế giới khác ngoài Trái Đất.


Blue Origin hoạt động rất thầm lặng nhiều năm sau khi thành lập. Công ty chỉ thực sự thu hút sự chú ý của công chúng vào năm 2010 khi giành được hợp đồng phát triển trong chương trình Commercial Crew Program của NASA. Tuy nhiên, năm ngoái, NASA quyết định chọn hai công ty đối thủ SpaceX và Boeing để chở phi hành gia của cơ quan này lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). SpaceX sắp thực hiện chuyến bay chở người thứ ba tới phòng thí nghiệm trên quỹ đạo trong khi Boeing đang chuẩn bị cho chuyến bay thử nghiệm không người lái quan trọng của tàu CST-100 Starliner lên ISS hôm 30/7.


Công ty một lần nữa xuất hiện trên bảng tin vào tháng 10/2012 khi thực hiện thành công thử nghiệm an toàn đối với tàu New Shepard ở Tây Texas. Khoang tàu chở khách kích hoạt motor động cơ và bay vọt khỏi phiên bản mô phỏng tên lửa, chứng minh công nghệ này có thể đảm bảo an toàn cho hành khách trong trường hợp khẩn cấp lúc phóng. Sau đó, hồi tháng 4/2015, tàu New Shepard cất cánh lần đầu tiên. Con tàu đạt độ cao tối đa 93,5 km, cao hơn mốc 80 km mà NASA và quân đội Mỹ công nhận là rìa vũ trụ và quay trở lại Trái Đất bằng dù. Tuy nhiên, tên lửa của tàu đâm xuống đất trong nỗ lực hạ cánh.


Bảy tháng sau, phiên bản tiếp theo của tàu New Shepard thậm chí còn bay cao hơn (100,6 km) phía trên sa mạc khô cằn ở Tây Texas. Lần này, cả khoang tàu và tên lửa đều hạ cánh an toàn, cột mốc trọng đại dấy lên sự cạnh tranh giữa Bezos và Elon Musk, giám đốc điều hành công ty đối thủ SpaceX. SpaceX hạ cánh thành công tầng đầu tiên của tên lửa Falcon 9 chỉ sau đó vài tuần.


Vào tháng 1/2016, tàu New Shepard lại bay lên không gian cận quỹ đạo lần nữa. Sau đó, các chuyến bay thử nghiệm liên tục diễn ra. Tính đến nay, 4 tàu New Shepard đã thực hiện tổng cộng 15 nhiệm vụ cận quỹ đạo, 14 nhiệm vụ gần nhất đều thành công trọn vẹn. Chuỗi thành công đó giúp Bezos và những nhân viên khác trong đội ngũ Blue Origin tin tưởng tàu New Shepard đã sẵn sàng chở người và Bezos sẽ nằm trong số hành khách đầu tiên.


Hồi đầu tháng 5/2021, Blue Origin thông báo nhiệm vụ chở người đầu tiên của tàu New Shepard sẽ cất cánh hôm 20/7 và công ty sẽ bán đấu giá một trong những ghế ngồi trên tàu. Một tháng sau, Bezos tiết lộ ông và em trai Mark sẽ có mặt trên chuyến bay. Đồng thời, một người mua giấu tên đã giành chiến thắng trong cuộc đấu giá khi sẵn sàng trả 28 triệu USD để bay trên tàu New Shepard. Tuy nhiên, người này buộc phải rút khỏi chuyến bay do không thể thu xếp được lịch trình và người thay thế là Daemen, theo Blue Origin.


Hôm 1/7, Blue Origin thông báo phi công kỳ cựu Wally Funk cũng tham gia chuyến bay. Nữ phi công 82 tuổi là thành viên trong chương trình Mercury 13 gồm những phụ nữ vượt qua bài kiểm tra thể lực mà NASA sử dụng với các phi hành gia trong thời kỳ đầu của kỷ nguyên vũ trụ.


Funk sẽ trở thành người già nhất từng bay vào không gian khi tàu New Shepard cất cánh, phá vỡ kỷ lục của John Glenn trong nhiệm vụ tàu con thoi vào tháng 10/1998. Daeman cũng lập kỷ lục là phi hành gia trẻ nhất trong lịch sử.
Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, tàu New Shepard có thể bắt đầu hoạt động thương mại đầy đủ trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Virgin Galactic cũng đặt mục tiêu tương tự vào đầu năm 2022 sau vài chuyến bay thử nghiệm nữa. Nhưng tham vọng của Blue Origin còn vượt xa không gian cận quỹ đạo. Công ty cũng đang phát triển một tên lửa tái sử dụng khổng lồ mang tên New Glenn để chở người và hàng hóa tới quỹ đạo Trái Đất. Chuyến bay đầu tiên của tên lửa này sẽ diễn ra năm 2022.


Blue Origin còn phát triển một trạm đổ bộ Mặt Trăng. Công ty đứng đầu "The National Team", liên doanh tư nhân đề xuất hệ thống đưa con người tiếp đất trong chương trình khám phá Mặt Trăng Artemis của NASA. Tháng 4 năm nay, NASA chọn tàu Starship của SpaceX để đưa phi hành đoàn Artemis hạ cánh, nhưng The National Team và một ứng viên khác không được chọn nộp đơn phản đối lên Văn phòng Kiểm định của chính phủ Mỹ (GAO). GAO sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào đầu tháng 8.


An Khang (Theo Space)









20 nam bien giac mo vu tru thanh hien thuc cua Jeff Bezos


My - Cong ty Blue Origin da tien hanh vo so thu nghiem de chac chan tau New Shepard co the cho nguoi len khong gian can quy dao va ha canh an toan.

20 năm biến giấc mơ vũ trụ thành hiện thực của Jeff Bezos

Mỹ - Công ty Blue Origin đã tiến hành vô số thử nghiệm để chắc chắn tàu New Shepard có thể chở người lên không gian cận quỹ đạo và hạ cánh an toàn.
20 năm biến giấc mơ vũ trụ thành hiện thực của Jeff Bezos
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: