Chất lượng nhân lực Việt là lợi thế phát triển đổi mới sáng tạo

Theo chuyên gia, Việt Nam có nguồn lực trình độ kỹ thuật cao và cả nguồn lực cơ bản dồi dào, yếu tố mà nhiều quốc gia phát triển không có.


Chia sẻ tại Hội thảo kết nối và phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam chiều 16/7, bà Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc tài chính AREVO, đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm Alasbaster kể câu chuyện về đầu tư startup Harrison AI hoạt động lĩnh vực y khoa được sáng lập bởi hai du học sinh người Việt tại Australia.


Startup này có mô hình AI chẩn đoán bệnh qua hình ảnh X-quang, đội ngũ gồm hơn 100 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh chủ yếu ở TP HCM. Chưa đầy 1 năm, sản phẩm này đã đưa vào một số bệnh viện Australia, có thể chẩn đoán 124 loại bệnh, trong khi sản phẩm tốt nhất trên thị trường chỉ cho kết quả 21 loại bệnh. Theo bà Trang, ngoài công nghệ, thành công của startup này là do nguồn nhân lực Việt chất lượng cao.


Nhận thấy chất lượng sản xuất ở Việt Nam và nguồn nhân lực dồi dào, năm 2019 anh Trần Bảo Khánh, Giám đốc công ty Rens Original chuyển dây chuyền sản xuất từTrung Quốc về Việt Nam. Công ty anh sản xuất giày chống nước từ bã cà phê và nhựa tái chế. Hiện 100% sản phẩm giày của công ty được sản xuất tại Việt Nam để phục vụ những thị trường khó tính như Đức, Phần Lan, Bắc Âu.


"Nếu không là người Việt, được nhận hỗ trợ từ nhà nước để tiếp cận được nguồn nhân lực Việt Nam và cạnh tranh với thị trường khác, công ty đã không có những thành công hiện nay", anh Khánh nói.


Luôn đặt niềm tin vào nguồn nhân lực Việt khi đầu tư công nghệ, Giám đốc tài chính AREVO cho rằng, Việt Nam có thế mạnh về nguồn lực con người, đặc biệt trong lĩnh vực toán và khoa học kỹ thuật. Bà Trang dẫn chứng, Việt Nam đứng thứ hạng 118 về chỉ số phát triển con người, nhưng đứng thứ 12 về giáo dục toán, khoa học và đọc hiểu. GDP đầu người của Việt Nam ở khoảng 120-130 trên thế giới, nhưng đội ngũ thi đấu olympic toán quốc tế lúc nào cũng đứng trong top 1.


Việt Nam có hai nguồn lực mà một số quốc gia phát triển không có, gồm nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao và nguồn nhân lực cơ bản dồi dào. Trong khi Singapore có nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao nhưng thiếu nhân lực cơ bản, Indonesia thiếu nguồn nhân lực trình độ cao.


"Nếu chúng ta chỉ phát triển ngành sản xuất mà không sử dụng tự động hóa AI, thì chúng ta không thể cạnh tranh với Trung Quốc hoặc thị trường lao động giá rẻ khác. Nhưng nếu chỉ hoàn toàn tập trung vào robot, AI, thì chúng ta còn cách xa so với nước phát triển khác", và bà Trang nói và cho biết việc có đầy đủ hai nguồn lực này tạo điều kiện Việt Nam tiếp cận, nghiên cứu và làm chủ những công nghệ AI, tự động hóa để ứng dụng, phối hợp sản xuất những sản phẩm thiết thực.


Tại hội thảo, một số chuyên gia cho rằng, để nguồn nhân lực Việt thực sự tạo lợi thế trong nước và quốc tế, cần có hệ thống mentor đưa ra định hướng và tận dụng cơ hội phát triển bản thân, như tổ chức AVSE global gồm những cố vấn khởi nghiệp, chuyên gia Việt Nam trên toàn cầu... Đồng thời phía nhà nước cần có cơ chế chính sách đồng bộ, đầy đủ để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp do người Việt sáng lập tại Việt Nam và quốc tế.


Nguyễn Xuân









Chat luong nhan luc Viet la loi the phat trien doi moi sang tao


Theo chuyen gia, Viet Nam co nguon luc trinh do ky thuat cao va ca nguon luc co ban doi dao, yeu to ma nhieu quoc gia phat trien khong co.

Chất lượng nhân lực Việt là lợi thế phát triển đổi mới sáng tạo

Theo chuyên gia, Việt Nam có nguồn lực trình độ kỹ thuật cao và cả nguồn lực cơ bản dồi dào, yếu tố mà nhiều quốc gia phát triển không có.
Chất lượng nhân lực Việt là lợi thế phát triển đổi mới sáng tạo
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: