Lũ lụt trăm năm có một ở châu Âu nhìn từ vũ trụ

Ảnh chụp từ vệ tinh Sentinel 1 và Meteosat 11 hé lộ sức tàn phá của lũ lụt kỷ lục ở Đức và Bỉ trong tuần qua.


Cơ quan quản lý khẩn cấp Copernicus Emergency Management Service với sự tham gia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) lần đầu tiên dự đoán nguy cơ lũ lụt cao hơn hôm 9/7. Copernicus gửi cảnh báo và dự báo thường xuyên cho các cơ quan chức năng ở châu Âu để chuẩn bị đối phó lũ lụt tốt nhất.


Trong ngày 15/7, lũ quét quét qua các khu vực phía tây và nam của Đức khiến nhiều ngôi nhà đổ sụp. "Chúng tôi không thấy lượng mưa nhiều như vậy trong vòng 100 năm qua. Ở một số khu vực, lượng mưa nhiều gấp đôi lượng mưa có thể gây lũ lụt. Do đó, một số công trình xây dựng đã bị sập", Andreas Friedrich, phát ngôn viên của cơ quan thời tiết Đức, chia sẻ.


Các dự báo phụ thuộc vào hình ảnh vệ tinh chính xác và kịp thời từ bất kỳ nguồn nào sẵn có. Một ví dụ nổi bật là nhiệm vụ Sentinel 1, bắt đầu hoạt động năm 2014, bao gồm cặp vệ tinh quay quanh vùng cực chuyên lập bản đồ Trái Đất bằng radar khẩu độ tổng hợp. Radar cho phép vệ tinh quan sát xuyên qua những đám mây, trở thành công cụ hữu ích trong điều kiện mưa bão và lũ lụt. "Dữ liệu radar từ Sentinel-1 sẽ được sử dụng để hỗ trợ đội phản ứng nhanh", Thierry Breton, ủy viên của Ủy ban châu Âu, cho biết.


Sentinel-1 được giao thu thập nhiều thông tin hơn về lũ lụt cuối tuần trước. Một công cụ hữu ích khác đối với các nhà dự báo thời tiết là Meteosat 11, nằm trong loạt vệ tinh dự báo thời tiết của châu Âu, cung cấp dữ liệu liên tục từ năm 1977. Những bộ dữ liệu vệ tinh đồng nhất rất hữu dụng trong việc dự đoán về sự ấm lên toàn cầu và các thay đổi dài hạn khác trong khí hậu Trái Đất. Ngoài ra, quỹ đạo địa đồng bộ của Meteosat-11 quanh Trái Đất cho phép chụp ảnh cùng một khu vực trên hành tinh liên tục bởi quỹ đạo của nó gần khớp với vòng quay của Trái Đất.


Ảnh chụp từ vệ tinh Meteosat 11 của châu Âu cho thấy một hệ thống khí áp thấp lớn đang mang tới lượng mưa kỷ lục, gây ngập lụt ở Đức và Bỉ. Mưa lớn cũng trút xuống Thụy Sĩ, Luxembourg và Hà Lan, theo Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA).


Meteosat 11 được vận hành bởi EUMETSAT, cơ quan vệ tinh châu Âu chuyên theo dõi thời tiết, khí hậu và môi trường từ vũ trụ. EUMETSAT cung cấp cập nhật thường xuyên về lũ lụt trên mạng Twitter, sử dụng hàng loạt vệ tinh và sản phẩm dự báo.


Theo ESA, thế hệ vệ tinh Meteosat thứ ba đang trong quá trình phát triển, đảm bảo cung cấp dữ liệu liên tục phục vụ dự báo thời tiết trong hai thập kỷ tới. Loạt vệ tinh tới sẽ có khả năng chụp ảnh sấm sét và ghi lại âm thanh trong khí quyển để theo dõi thay đổi ở những độ cao khác nhau. Vệ tinh đầu tiên sẽ được phóng vào cuối năm 2022, cùng với hai vệ tinh khác vào năm 2024 và 2025.


An Khang (Theo Space)









Lu lut tram nam co mot o chau Au nhin tu vu tru


Anh chup tu ve tinh Sentinel 1 va Meteosat 11 he lo suc tan pha cua lu lut ky luc o Duc va Bi trong tuan qua.

Lũ lụt trăm năm có một ở châu Âu nhìn từ vũ trụ

Ảnh chụp từ vệ tinh Sentinel 1 và Meteosat 11 hé lộ sức tàn phá của lũ lụt kỷ lục ở Đức và Bỉ trong tuần qua.
Lũ lụt trăm năm có một ở châu Âu nhìn từ vũ trụ
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: