Kế hoạch tóm vệ tinh lang thang trên quỹ đạo 50 năm

Prospero, vệ tinh đầu tiên và duy nhất của Anh bay lên bằng tên lửa của nước này, giờ là rác vũ trụ và cần kéo xuống khỏi quỹ đạo.


Skyrora, công ty tên lửa có trụ sở tại Edinburgh, đang nỗ lực tìm cách thu hồi Prospero, vệ tinh nghiên cứu môi trường vũ trụ được phóng lên từ Australia vào năm 1971, BBC hôm 8/7 đưa tin. Đây cũng là vệ tinh đầu tiên và duy nhất của Anh bay lên không gian bằng tên lửa của chính nước này. Nó đã ngừng hoạt động nhưng vẫn đang bay quanh Trái Đất.


Skyrora coi Prospero là một phần quan trọng trong kho di sản vũ trụ Anh. Công ty này đã thu hồi được một phần tên lửa Black Arrow, phương tiện đưa Prospero lên quỹ đạo. Bộ phận này đã rơi trở lại Australia trong quá trình phóng, "nằm chờ" đợi hàng chục năm ở một khu vực hẻo lánh cho đến khi Skyrora mang về nước trưng bày.


Để thu hồi Prospero, trước tiên cần xác định vị trí của nó. Dù vệ tinh này không còn liên lạc với Trái Đất (lần liên lạc cuối cùng là vào năm 2004), các nhà khoa học vẫn xác định được quỹ đạo, theo Ralph Dinsley, chuyên gia tại công ty giám sát không gian Northern Space & Security.


"Vệ tinh đang di chuyển theo quỹ đạo elip quanh Trái Đất, điểm gần nhất ở độ cao khoảng 522 km và xa nhất là 1.300 km. Trên đó không chỉ có Prospero mà còn cả một phần của tên lửa từng mang nó lên", Dinsley nói.


Công ty này đang tìm kiếm những ý tưởng tốt nhất để tiếp cận và tóm lấy vệ tinh Prospero nặng 66kg. Việc kéo Prospero xuống khí quyển và đưa trở về nguyên vẹn cực kỳ khó vì nó cần được bảo vệ khỏi sức nóng của quá trình hồi quyển. Tuy nhiên, đưa vệ tinh này xuống khỏi quỹ đạo cũng đã là một bước tiến vì hiện nó chỉ là rác vũ trụ. Điều này sẽ góp phần thể hiện quyết tâm của Anh trong việc sử dụng không gian một cách bền vững.


Các lớp quỹ đạo phía trên Trái đất đang dần trở nên lộn xộn vì rác vũ trụ. Chúng có thể va chạm và phá hủy những vệ tinh hữu ích đang cung cấp nhiều thông tin quan trọng về Trái Đất, khí tượng hay cung cấp dịch vụ viễn thông cho con người.


Nửa thế kỷ sau vụ phóng Prospero, Skyrora, Orbex và một số startup khác đang nỗ lực tìm cách phóng vệ tinh hoàn toàn của Anh, không cần sử dụng địa điểm tại Australia.


Skyrora quyết tâm thực hiện các hoạt động của mình theo cách "xanh" nhất có thể. Công ty sử dụng nhiên liệu gốc carbon cho tên lửa nhưng nhiên liệu này sẽ làm từ nhựa tái chế. Skyrora cũng hy vọng tầng thứ 3 của tên lửa không chỉ đưa vệ tinh lên quỹ đạo mà còn có thể loại bỏ các vệ tinh đã dừng hoạt động. Hãng này đang phát triển và thử nghiệm thiết bị mang tên Space Tug nhằm hiện thực hóa mục tiêu trên.


Thu Thảo (Theo BBC)









Ke hoach 'tom' ve tinh lang thang tren quy dao 50 nam


Prospero, ve tinh dau tien va duy nhat cua Anh bay len bang ten lua cua nuoc nay, gio la rac vu tru va can keo xuong khoi quy dao.

Kế hoạch 'tóm' vệ tinh lang thang trên quỹ đạo 50 năm

Prospero, vệ tinh đầu tiên và duy nhất của Anh bay lên bằng tên lửa của nước này, giờ là rác vũ trụ và cần kéo xuống khỏi quỹ đạo.
Kế hoạch tóm vệ tinh lang thang trên quỹ đạo 50 năm
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: