Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên

Phát sáng quang học là một trong những khả năng lý thú, nhưng cũng vô cùng tuyệt vời của các loài sinh vật trong tự nhiên.


Trải qua hàng triệu năm, động vật đã có những tiến hóa nhất định để ngụy trang, săn mồi, tìm kiếm bạn tình…


Chúng có thể có kích thước lớn hơn, trở nên linh hoạt hơn nhờ sống ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau, hoặc những thay đổi về tập tính.


Tuy nhiên, một trong những khả năng thú vị của các loài sinh vật mà cho đến nay vẫn hấp dẫn giới khoa học, đó là cơ chế tự phát sáng một phần hoặc toàn bộ cơ thể để phục vụ cho mục đích riêng của giống loài.


1. Ốc sên


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 1

Là một trong những loài có khả năng phát sáng, ốc sên Clusterwink thường trốn vào trong lớp vỏ ốc khi gặp nguy hiểm và phát ra ánh sáng màu xanh lá cây. Khi đó, ốc sên trông sẽ lớn hơn rất nhiều khiến không một kẻ thù nào muốn tấn công nó nữa.


2. Đom đóm


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 2

Đom đóm là loài vật có khả năng tự phát ra ánh sáng bởi nhiều lý do khác nhau. Một vài loài đom đóm phát sáng để cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có chất độc nhẹ, một vài loài khác phát sáng để thu hút con mồi.


3. Cuốn chiếu


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 3

8 trong số 12.000 loài cuốn chiếu là loài có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh vào ban đêm. Ánh sáng của chúng là để cảnh báo những kẻ săn mồi rằng chúng có thể tiết ra chất độc cyanua chết người, có trong mọi lỗ chân lông của chúng.


4. Sâu phát sáng New Zealand


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 4

Sâu phát sáng là tên gọi chung của các nhóm ấu trùng, côn trùng khác nhau có đặc điểm phát sáng sinh học tự nhiên.


Bên trong một số hang động ở New Zealand có một loài côn trùng rất đặc biệt. Chúng treo lơ lửng trên cao, trông giống như những chuỗi đèn lấp lánh. Đây thực chất là ấu trùng của một loài côn trùng có cánh.


Khi đang còn giai đoạn ấu trùng, những con sâu bám chặt trên trần của hang động, rồi phát ra ánh sáng cùng những sợi tơ cực mảnh có tác dụng giống như mạng nhện, giúp chúng thu hút và bắt những con bọ nhỏ bị thu hút bởi ánh sáng.


5. Mực đom đóm


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 5

Nơi trú ẩn của mực đom đóm thường là ở sâu dưới lòng đại dương, nhưng cứ vào mùa xuân, chúng lại lên gần mặt nước để đẻ trứng.


Mỗi con mực đều có những đốm phát ra ánh sáng mờ trên toàn bộ cơ thể, bao gồm cả các xúc tu.


Tuy nhiên, một quần thể mực gồm hàng trăm, hàng nghìn con có thể làm sáng rực cả một vùng nước biển, cho phép chúng thu hút các loài sinh vật phù du và bạn tình.


6. Sứa pha lê


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 6

Trong khi các loài sinh vật khác phát ra ánh sáng màu xanh dương hay xanh lá cây trong bóng tối, thì loài sứa pha lê này lại phát ra ánh sáng đa màu khi chúng di chuyển, tạo ra hiệu ứng cầu vồng.


Những con sứa pha lê không chỉ bắt mắt, mà còn đóng vai trò rất quan trọng đối với khoa học. Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã có thể lấy protein của sứa, từ đó kết hợp với gen của các động vật khác để nghiên cứu và theo dõi.


7. Tắc kè hoa


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 7

Tắc kè hoa là loài sinh vật nổi tiếng với khả năng đổi màu liên tục theo mùa, thời tiết và môi trường xung quanh.


Tuy nhiên, rất ít người biết rằng dưới ánh sáng tia cực tím, xương của nhiều loài tắc kè hoa còn có khả năng phát ra ánh sáng huỳnh quang.


8. Nấm


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 8

Theo thống kê, trên thế giới hiện có đến hơn 70 loài nấm phát sáng đã được ghi nhận, hầu hết tập trung ở khu vực nhiệt đới.


Khả năng phát sáng ở nấm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó phổ biến nhất là: xua đuổi kẻ thù và hấp dẫn các loài côn trùng, vốn giúp chúng phát tán bào tử.


9. Bộ cá Vây chân


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 9

Bộ cá Vây chân (hay còn gọi là anglerfish) là những sinh vật vô cùng kì dị, xấu xí.


Trong quá trình săn mồi, bộ phận giống như "chiếc cần câu" của cá sẽ phát sáng, khiến cho những loài cá nhỏ và sinh vật phù du xung quanh bị thu hút.


Sau đó, việc của chúng chỉ là mở chiếc miệng có kích thước lớn và ngoạm toàn bộ con mồi vào bụng. Loài cá này được gọi là "con quỷ ở đáy đại dương".


10. Cá rồng đen


Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên - 10

Loài này thường phát sáng để thu hút con mồi. Nạn nhân khi dính bẫy sẽ bị hàm răng sắc nhọn của loài cá dữ tợn này xơi tái.


Ngoài ra, cá rồng đen và cái còn có những cơ quan phát sáng nằm rải rác xung quanh cơ thể.


Minh Khôi


Tổng hợp









Ky la nhung loai sinh vat co the phat sang trong tu nhien


Phat sang quang hoc la mot trong nhung kha nang ly thu, nhung cung vo cung tuyet voi cua cac loai sinh vat trong tu nhien.

Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên

Phát sáng quang học là một trong những khả năng lý thú, nhưng cũng vô cùng tuyệt vời của các loài sinh vật trong tự nhiên.
Kỳ lạ những loài sinh vật có thể phát sáng trong tự nhiên
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: