"Nó trông thật rùng rợn, che đi cả các biển báo và mọi thứ. Những con nhện ở khắp nơi. Hàng ngàn, hàng ngàn con nhện", Jena Beatson một người địa phương cho biết.
"Thật không thể tin được, khi tơ nhện thổi bay trong gió, trông chúng cứ như những con sóng biển", một người khác kể lại.
Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng có tên "gossamer", xuất hiện sau khi những loài nhện "thợ săn lang thang" bị mất nơi trú ẩn, và xuất hiện dày đặc tại một thời điểm nào đó trong năm.
Tuy nhiên, sự xuất hiện lên tới hàng triệu con nhện trên mặt đất là lời cảnh báo những dấu hiệu bất thường, cho thấy thế giới hoang dã đang bị ảnh hưởng trầm trọng theo cách mà chúng ta chưa thể lường trước.
"Chúng không dệt mạng nhện, thay vào đó mỗi con nhện chỉ nhả một sợi tơ duy nhất. Điều đó có nghĩa là mỗi sợi tơ nhỏ bé đại diện cho một con nhện", Tiến sỹ Ken Walker, người phụ trách bộ phận côn trùng học tại bảo tàng Melbourne cho biết.
TS Walker cũng thừa nhận đây có thể là kết quả của lũ lụt. Khi đường sá và bãi cỏ ngập nước khiến quần thể nhện tại địa phương phải tìm kiếm vùng đất cao hơn, bao gồm biển báo đường, cây và cỏ cao để trú ẩn.
Trong điều kiện thông thường, con người thường không nhìn thấy sự xuất hiện của quá nhiều nhện vì chúng bị thảm thực vật che phủ, cũng như có nơi trú ẩn an toàn bên dưới lòng đất, hang hốc,...
Theo các tài liệu được chia sẻ, loài nhện được tìm thấy tại các khu vực bị ảnh hưởng gồm loài Ambicodamus màu đỏ và đen. Vết cắn của chúng không nguy hiểm đối với con người nhưng có thể gây kích ứng da
Miền Đông nước Úc cũng đang trải qua thảm họa chuột kinh hoàng bậc nhất trong lịch sử từ một vài tháng nay. Chúng đã tàn phá khu vực New South Wales và hiện đã len lỏi qua biên giới phía Nam.
Giới chức bang New South Wales (NSW) ghi nhận ước tính mật độ khoảng 800-1.000 con chuột/ha. Tức là tính trung bình cứ 10 mét vuông tại bang này sẽ có một con chuột sinh sống, cư ngụ. Cơ quan Khoa học Quốc gia Australia (CSIRO) gọi đó là tỷ lệ "bệnh dịch".
Minh Khôi