Những lúc dịch phải ở nhà như thế này mới thấy quý ống kính tele trên smartphone

Nhờ góc nhìn khác lạ qua ống kính zoom, ta mới chợt nhận ra ngày thường đã bỏ lỡ những khoảnh khắc gần gũi nhất của khung cảnh xung quanh.


Suốt khoảng thời gian gần 10 năm ở Sài Gòn, tôi vẫn hay giữ thói quen tìm kiếm và trải nghiệm những cái đẹp của thành phố hoa lệ này. Có thể là khung cảnh nhộn nhịp với xe cộ đông đúc, những hàng quán tấp nập thực khách ra vào hay buổi tối lung linh ánh đèn trên những con phố trung tâm… Quen với khung cảnh tấp nập đã đành, nhưng lần này là một Sài Gòn rất khác, giữa cơn đại dịch là khung cảnh một thành phố bình yên đến vắng lặng.


Những lúc dịch phải ở nhà như thế này mới thấy quý ống kính tele trên smartphone - Ảnh 1.

Sài Gòn mấy ngày nay thật lạ lẫm với những ngôi nhà kín cửa, những vỉa hè vắng vẻ, phía trước của các cửa tiệm là bảng thông báo tạm ngừng hoạt động khiến tôi chợt nhận ra, thì ra ảnh hưởng của dịch bệnh thật sự quá nặng.


Giãn cách xã hội nhưng vẫn sáng tác được ảnh theo một cách rất riêng


Tôi - chàng trai "hăm" mấy tuổi, sống vị kỷ và chẳng sâu sắc tẹo nào, lòng hẹp nữa Sài Gòn rộng lớn, nhiêu đó thôi cũng đủ thấy mình chông chênh sau ngần ấy thời gian gắn bó với thành phố này. Tôi thích chụp ảnh đường phố như một ký sự hành trình, tôi chụp không đẹp, cũng không có máy móc hiện đại nhưng đã cố gắng nhất có thể để người xem ít nhất cũng hiểu được những gì mà mình muốn nói.


Lan man một chút thôi, tôi quay về với Sài Gòn của mình đây. Những ngày giãn cách xã hội thực sự khiến tôi cảm thấy khó chịu khi mọi loại hình giải trí đều buộc phải đóng cửa, cả cà phê cũng chẳng đi được thế nên tôi đành phải tìm cách giải khuây bằng cách cầm điện thoại lên, đi loanh quanh với chiếc khẩu trang luôn ở trên mặt, đây cũng là cách vừa vận động chân tay vừa có thể giảm stress hiệu quả.


Những lúc dịch phải ở nhà như thế này mới thấy quý ống kính tele trên smartphone - Ảnh 2.

Các bạn không nhìn lầm đâu, đây hoàn toàn là ảnh chụp thật đội vệ sinh đang làm việc bên ngoài một tòa cao ốc chứ chẳng phải mô hình gì đâu nhé.



Khi không tìm được nguồn cảm hứng chụp ảnh dưới mặt đất vì khung cảnh quá đỗi buồn tẻ thì tôi phải đành chuyển qua một góc nhìn hoàn toàn khác. Thật bất ngờ vì giờ mới phát hiện, bầu trời cũng có nhiều tài liệu chụp ảnh phết. Nhưng bạn biết đó, với những thứ quá cao và quá xa thì chỉ có cách đến gần mới có thể nhìn rõ hoặc để chụp những tấm ảnh với cự ly xa thì cần có những chiếc máy ảnh đắt tiền cùng một kính dài ngoằn ngoèo để phóng thật xa.


Tôi thì không có những thiết bị chuyên dụng đó, nên đành dùng "phép thuật winx, en-chan-tít" của mình là tính năng zoom trên chiếc Samsung Galaxy S21 Ultra mà tôi đang sử dụng. Khi nhận được kết quả ảnh, tôi thấy vừa vui vừa tiếc, vui vì chụp được ảnh đẹp, tiếc vì đã bỏ lỡ tính năng này trong suốt khoảng thời gian sử dụng đến giờ mới thấy được sức mạnh của nó.


Không ít những chiếc điện thoại ngày nay đã trang bị camera tele cho khả năng zoom khá ổn, sẽ thật tiếc nếu chúng ta chưa từng dùng đến nó.


Chụp được vài quả ảnh đẹp, tôi hí hoáy đảo mắt để tìm tài liệu khác. Rất đơn giản chỉ cần tìm một chủ thể vật từ xa, đưa máy lên, chọn chế độ zoom hợp lý 2x, 5x hoặc cũng có thể là 10x tùy vào khoảng cách vật, một cú chạm nhẹ là có quả ảnh "hợp nhãn" ngay.


Thật lòng mà nói, tôi khá ưng với zoom quang 10x trên S21 Ultra vì mang lại những tác phẩm có độ chi tiết tốt mà lại màu ảnh trong trẻo, điều mà không phải chiếc smartphone nào trên thị trường cũng có thể làm được khi zoom ở khoảng cách xa như vậy.


Ở nhà cũng có nhiều chất xúc tác nghệ thuật


Tôi tiếp tục dành cả buổi chiều để đi tìm kiếm chất liệu chụp ảnh. Nói cho mỹ miều thế thôi, thực ra mùa dịch cũng chả đi ra ngoài được lâu, phần vì chấp hành quy định của Chính phủ và cũng để bảo vệ sức khoẻ của chính mình nên thôi về nhà cũng là thượng sách.


Đảo mắt nhìn xem có gì để chụp thì hoá ra quanh nhà cũng đẹp phết.


Những lúc dịch phải ở nhà như thế này mới thấy quý ống kính tele trên smartphone - Ảnh 6.

Những mảng màu được tái hiện rõ rệt dù có đang zoom lên 10x chăng nữa.


Từ cốc nước, bình hoa cho đến những bậc tam cấp hay ô cửa sổ với nắng chiều xiên qua, mỗi vật thể đều mang đến một cảm xúc và ý nghĩa riêng. Tôi chọn góc đứng hợp lý, vặn vẹo người qua lại cho chủ thể vật lọt thỏm vào màn hình, như vậy thôi cũng đủ tạo nên một tác phẩm nghệ thuật theo phong cách của riêng mình.


Một tips nho nhỏ từ tôi, ảnh chụp từ camera thường trên điện thoại có xu hướng méo góc do tiêu cự khá rộng, nếu chụp dạng minimalism (tối giản) thì hãy chuyển qua camera tele sẽ hạn chế được tối đa phần này đấy.


Những lúc dịch phải ở nhà như thế này mới thấy quý ống kính tele trên smartphone - Ảnh 7.

Nè có thấy cái bảng kia không, muốn thành gà nướng đấy à?


Nếu đã chán không khí trong nhà rồi thì liếc sang ô cửa sổ cũng có thể hóng hớt được từ nhà...hàng xóm. Nhưng tôi không khuyến khích đâu nhé, đèn nhà ai nấy sáng, vui thôi đừng vui quá kẻo chuốc họa vào thân thì tôi không chịu trách nhiệm đâu.


Những tấm hình trên là một trong những cách tôi cất giữ khoảnh khắc, cất giữ những cảm xúc rất riêng trong những chuỗi ngày Sài Gòn chống dịch. Có thể sau này khi dịch bệnh đã qua đi, phố xá dần nhộn nhịp trở lại, tôi có thể nhìn lại và nhớ về ký ức theo một cách tích cực hơn. Nếu có ý định giống tôi thì hãy tuân thủ các quy định phòng chống dịch, khẩu trang và nước sát khuẩn luôn sẵn có để góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh.


Lấy link







Nhung luc dich phai o nha nhu the nay moi thay quy ong kinh tele tren smartphone


Nho goc nhin khac la qua ong kinh zoom, ta moi chot nhan ra ngay thuong da bo lo nhung khoanh khac gan gui nhat cua khung canh xung quanh.

Những lúc dịch phải ở nhà như thế này mới thấy quý ống kính tele trên smartphone

Nhờ góc nhìn khác lạ qua ống kính zoom, ta mới chợt nhận ra ngày thường đã bỏ lỡ những khoảnh khắc gần gũi nhất của khung cảnh xung quanh.
Những lúc dịch phải ở nhà như thế này mới thấy quý ống kính tele trên smartphone
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: