Khi quan sát kiến Cardiocondyla elegans, các nhà khoa học lần đầu tiên ghi nhận hành vi "mai mối" ở động vật với mục đích tránh ghép cặp cận huyết.
Dù chỉ dài chỉ 2-3 mm, kiến thợ Cardiocondyla elegans vẫn có thể cõng kiến chúa vượt qua quãng đường khoảng 15 m rồi thả chúng xuống bên ngoài tổ kiến khác, Live Science hôm 29/5 đưa tin. Quãng đường này tương đương với một người đi hơn 8.300 m. Các nhà khoa học cho rằng đây là trường hợp "mai mối" có bên thứ 3 đầu tiên ghi nhận ở động vật, mục đích là tránh giao phối cận huyết."Chúng cần đa dạng di truyền để tồn tại. Ở các loài khác, kiến đực có thể bay. Nhưng với kiến Cardiocondyla elegans, con đực không có cánh còn nữ hoàng không sử dụng cánh. Kiến chúa sẽ không tự rời tổ, vì thế kiến thợ phải mang chúng đi", Mathilde Vidal, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia tại Đại học Regensburg (Đức), cho biết.Vidal cùng các đồng nghiệp lập bản đồ 175 đàn kiến Cardiocondyla elegans ở miền nam nước Pháp từ năm 2014 - 2019. Họ quan sát quá trình kiến thợ dùng hàm kẹp kiến chúa rồi đặt lên lưng mang đi, sau đó thả ra ở bên ngoài một chiếc tổ khác.Tiếp theo, kiến chúa được cho phép tiến vào phòng ghép đôi nằm gần lối vào, trong phòng có rất nhiều con đực vốn quen với việc giao phối cùng những con cái có họ hàng gần. Kiến chúa sau đó giao phối với chúng, bảo quản tinh trùng trong một chiếc túi đến hết phần đời còn lại.Sau khi giao phối thành công, kiến chúa sẽ ở lại trong tổ hàng xóm qua mùa đông, sau đó chui ra vào mùa xuân để lập đàn mới. Tuy nhiên, câu chuyện không phải lúc nào cũng kết thúc tại đó. Nhóm nghiên cứu cho rằng một số kiến chúa trẻ được mang tới nhiều tổ khác nhau, giao phối với con đực của tất cả những tổ này. "Trong một chiếc tổ có nhiều kiến chúa trẻ cần được cõng đi, có thể sẽ có lúc kiến thợ cõng phải kiến chúa của một tổ khác", Vidal nói."Khoảng 40% đàn kiến có thể chết hàng năm. Nếu muốn chắc chắn gene của mình tồn tại, chúng phải đảm bảo gene được phát tán tốt", Vidal nói. Tuy nhiên, giao phối cận huyết vẫn đóng vai trò thiết yếu trong chu kỳ sinh sản của kiến. Các phân tích gene hé lộ, 2/3 số lần giao phối của kiến Cardiocondyla elegans là giữa họ hàng gần."Kiến chúa Cardiocondyla elegans có xu hướng giao phối với khoảng 8 con đực trong đời, trung bình 4 con trong đó là anh em. 4 con còn lại có thể đến từ nhiều tổ khác nhau, nhưng chúng tôi chưa rõ trung bình số tổ là bao nhiêu", Vidal cho biết. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Communications Biology.Thu Thảo (Theo Live Science)
Loài sán dây khiến kiến 'trẻ mãi không già'Kiến vàng điên giết chết hàng triệu cua đỏ
Kien tho cong kien chua den to khac giao phoi
Khi quan sat kien Cardiocondyla elegans, cac nha khoa hoc lan dau tien ghi nhan hanh vi "mai moi" o dong vat voi muc dich tranh ghep cap can huyet.
Kiến thợ cõng kiến chúa đến tổ khác giao phối
By www.tincongnghe.net
Khi quan sát kiến Cardiocondyla elegans, các nhà khoa học lần đầu tiên ghi nhận hành vi "mai mối" ở động vật với mục đích tránh ghép cặp cận huyết.