Các “vùng vận tốc cực thấp” bí ẩn này đã được các nhà khoa học phát hiện ra khi nghiên cứu dữ liệu từ nhiều trận động đất.
Mặc dù chúng ta biết rằng chuyển động ở lõi Trái đất tạo ra từ trường bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ Mặt trời chết người, nhưng vấn đề khoa học đằng sau cách tạo ra trường này vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Dữ liệu từ hàng trăm trận động đất lớn đã giúp một nhóm các nhà nghiên cứu với sự dẫn đầu của nhà nghiên cứu Doyeon Kim từ Đại học Maryland ở Mỹ khám phá một cấu trúc mới kỳ lạ bên dưới quần đảo Marquesas ở Nam Thái Bình Dương.
Cấu trúc được gọi là “khu vực tốc độ cực thấp (ULVZ)”, sâu dưới 16 km. Một cấu trúc tương tự, thậm chí lớn hơn được cho cũng đang tồn tại bên dưới Hawaii.
Những cấu trúc khổng lồ và bí ẩn này đặc biệt thú vị bởi vì chúng có từ thời trước khi Trái đất có Mặt trăng. Những khối vật chất kỳ lạ thậm chí có thể là sản phẩm còn lại từ vụ va chạm khủng khiếp giữa Trái đất và một vật thể không xác định có kích cỡ của Sao Hỏa.
Nhóm nghiên cứu tiết lộ đã phân tích các địa chấn được tạo ra bởi các sóng biến động chậm (S) theo các trận động đất sơ cấp (sóng P) dọc theo ranh giới giữa lớp phủ Trái đất và lõi của nó. Các sóng S này tạo ra các tín hiệu rõ ràng hơn để phân tích. Để làm rõ hơn, các nhà nghiên cứu còn sử dụng một thuật toán có tên Sequencer để xử lý dữ liệu từ hàng trăm trận động đất xảy ra trong khoảng thời gian từ 1990 - 2018. Dữ liệu cung cấp những hiểu biết độc đáo về các phần sâu nhất và lâu đời nhất trên hành tinh của chúng ta.
Điều này rất thú vị hơn nữa là nó chỉ ra rằng các siêu ULVZ là đặc biệt và có thể lưu giữ các dấu vết địa hóa nguyên thủy đã không được trộn lẫn từ lịch sử Trái đất giai đoạn đầu tiên..
Các nhà khoa học cũng hy vọng rằng Sequencer sẽ có thể về cơ bản cho phép sử dụng tất cả các bộ dữ liệu đa dạng này và tập hợp chúng lại để tìm kiếm các cấu trúc lớp phủ thấp hơn một cách có hệ thống. Với các công cụ như Sequencer, các nhà khoa học đặt nhiều hy vọng sẽ có thể nhìn sâu vào trung tâm hành tinh của chúng ta và khám phá các quá trình che chắn sự sống trên Trái đất khỏi bức xạ vũ trụ chết người.
Trước đó lỗ sâu nhất từng được khoan là hố khoan siêu sâu Kola. Các nhà khoa học Liên Xô đã mất gần 20 năm để khoan hố sâu này.
Trang Phạm
Theo Daily Star Tag : động đất trái đất
Tim thay "sieu kien truc" khong lo rong gan 1000km trong long Trai dat
Cac “vung van toc cuc thap” bi an nay da duoc cac nha khoa hoc phat hien ra khi nghien cuu du lieu tu nhieu tran dong dat.
Tìm thấy "siêu kiến trúc" khổng lồ rộng gần 1000km trong lòng Trái đất
By www.tincongnghe.net
Các “vùng vận tốc cực thấp” bí ẩn này đã được các nhà khoa học phát hiện ra khi nghiên cứu dữ liệu từ nhiều trận động đất.