Xây dựng giải pháp ứng phó trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ do vỡ đập

Các nhà khoa học ở Viện Khoa học Thủy lợi vừa công bố kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp ứng phó trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.


Đây là một trong những nhiệm vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ giao Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì. Chủ nhiệm thực hiện đề tài là PGS.TS Trần Quốc Thưởng.Mục tiêu của nhiệm vụ là đánh giá được khả năng xảy ra xả lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình; Đánh giá được khả năng thoát lũ thực tế và mức độ đảm bảo an toàn của hệ thống công trình phòng, chống lũ trên lưu vực, an toàn cho vùng hạ du trong trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình Bên cạnh đó, xây dựng được giải pháp ứng phó hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho hạ du trong trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình. Sau hơn 3 năm nghiên cứu, PGS.TS Trần Quốc Thưởng cùng nhóm nghiên cứu đã có báo cáo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao. Theo đó, các kết quả mới nghiên cứu đã đóng góp việc xác định phương pháp phân vùng nguy cơ ngập lụt đối với các đối tượng bị tác động (người, phương tiện giao thông và hạ tầng cơ sở) ở hạ du đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình. Xây dựng bộ bản đồ đẳng trị thời gian lan truyền lũ ở vùng hạ du hồ chứa, lần đầu tiên được xây dựng cho một lưu vực rộng lớn như sông Hồng - sông Thái Bình. Bộ bản đồ ngập lụt tương ứng các tình huống xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập cho 31 kịch bản; Bộ bản đồ phân vùng nguy cơ ngập lụt trong các tình huống xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập cho 31 kịch bản; Bộ bản đồ phương án, kế hoạch ứng phó tương ứng với các nhóm kịch bản xả lũ cực lớn, xả lũ khẩn cấp và vỡ đập. Giải pháp vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp; Giải pháp hỗ trợ ra quyết định phân lũ chủ động trên lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình tình huống khẩn cấp. Giải pháp sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình để cắt, giảm lũ cho hạ du khi có sự cố nghiêm trọng về đê điều (vỡ đê khu vực cống Liên Mạc); Giải pháp cảnh báo lũ, ngập lụt trực tuyến trên lưu vực; Giải pháp xây dựng bộ công cụ hỗ trợ vận hành liên hồ chứa. Nhóm nghiên cứu cho hay, sản phẩm nghiên cứu phục vụ công tác ra quyết định sát thực, hạn chế thiệt hại về người và của cải cũng như gián đoạn các hoạt động sản xuất do lũ và ngập lũ gây ra. Bên cạnh đó cũng là cơ sở cho các giải pháp quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của toàn lưu vực hợp lý theo định hướng bền vững, đáp ứng các mục tiêu an sinh xã hội. Đánh giá về mặt xã hội, các nhà khoa học khẳng định: Kết quả của đề tài tạo điều kiện và cơ sở nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai do lũ, an toàn hồ chứa cho các cấp, các ngành của địa phương. Trong trường hợp xảy ra lũ lớn, lũ vượt tần suất hay các sự cố về đê điều, hồ chứa thượng du, các cấp các ngành đã có kế hoạch ứng phó để có thể chủ động hơn, không bị bất ngờ. Qua đó có thể có được các hành động mau lẹ đảm bảo tính mạng, tài sản nhân dân, nhà nước và giảm thiểu tối đa thiệt hại do lũ lụt gây ra. Nguyễn Hùng







Xay dung giai phap ung pho truong hop xa lu khan cap, lu do vo dap


Cac nha khoa hoc o Vien Khoa hoc Thuy loi vua cong bo ket qua nghien cuu xay dung giai phap ung pho truong hop xa lu khan cap, lu cuc lon, lu do vo dap tren he thong song Hong - song Thai Binh.

Xây dựng giải pháp ứng phó trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ do vỡ đập

Các nhà khoa học ở Viện Khoa học Thủy lợi vừa công bố kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp ứng phó trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ cực lớn, lũ do vỡ đập trên hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Xây dựng giải pháp ứng phó trường hợp xả lũ khẩn cấp, lũ do vỡ đập
www.tincongnghe.net
Giới thiệu cho bạn bè
  • gplus
  • pinterest

Bình luận

Đăng bình luận

Đánh giá: