Thông tin mới ghi nhận vào sáng nay 12/11, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi người dân gỡ cài đặt WhatsApp và sử dụng phần mềm liên lạc địa phương. Cả Văn phòng Báo chí Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Bộ Quốc phòng đều thông báo rằng WhatsApp sẽ không còn được sử dụng.
|
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi người dân gỡ WhatsApp do vi phạm quyền riêng tư. |
Trước đó, Cơ quan Cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắt đầu điều tra về các điều khoản sử dụng mới của Facebook và WhatsApp, đồng thời yêu cầu tạm dừng các điều khoản cho đến khi cuộc điều tra hoàn tất.
Theo quy định mới của WhatsApp, người dùng chỉ có thể tiếp tục sử dụng phần mềm này sau ngày 8/2 nếu họ chọn "đồng ý" chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook và các công ty con của Facebook. WhatsApp cho biết mục đích của điều khoản là để cải thiện dịch vụ. Nhưng Qatar Al Jazeera nhận định, Facebook hy vọng có được dữ liệu người dùng WhatsApp để cho phép các công ty bán sản phẩm trực tiếp cho người dùng thông qua nền tảng này. Công ty cũng tuyên bố rằng người dùng ở các nước EU và Vương quốc Anh được "miễn trừ" và dữ liệu của họ không bị chia sẻ.
Động thái của WhatsApp bị chỉ trích là "tiêu chuẩn kép" ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kok, người đứng đầu Văn phòng chuyển đổi kỹ thuật số của Tổng thống Rediep Taiip Erdoğan, nói rằng WhatsApp đối xử với các quốc gia EU và quốc gia không thuộc EU khác nhau về quyền riêng tư dữ liệu. Điều này là không thể chấp nhận được và có thể gây ra rủi ro bảo mật dữ liệu nghiêm trọng.
Ông kêu gọi người dân Thổ Nhĩ Kỳ ngừng sử dụng WhatsApp và chuyển sang phần mềm nhắn tin địa phương như BiP. Văn phòng Báo chí Phủ Tổng thống cho biết, từ ngày 11/1 sẽ chỉ liên lạc với các phóng viên thông qua BiP. Văn phòng Tổng thống cũng khuyến khích mọi công chức sử dụng phần mềm liên lạc địa phương trong những văn bản hướng dẫn mới được công bố.
Hãng thông tấn Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, WhatsApp là một trong những ứng dụng liên lạc trên điện thoại di động được tải xuống và sử dụng phổ biến nhất trên App Store. Ngoài ra, tại nước này, các ứng dụng giao tiếp Android khác đều có xếp hạng cao hơn BiP - ứng dụng được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất cho người dân.
Nghiên cứu vào năm 2020 cho thấy, WhatsApp có tỷ lệ thâm nhập 88% đối với người dùng Internet từ 16 đến 64 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, gần đây do chính sách bảo mật mới, "xóa WhatsApp" đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội ở quốc gia này. Công ty mẹ của BiP là Turkcell tiết lộ, sau khi WhatsApp thông báo thay đổi chính sách quyền riêng tư, BiP đã thêm 1,12 triệu người dùng địa phương chỉ trong 24 giờ.
Phong Vũ