Đảo qua một vòng các trang game lớn và những đầu báo uy tín, bạn sẽ thấy ngay đa số các reviewer đều đang đắm chìm trong cơn say mang tên Cyberpunk 2077. Nhưng dù được “luyện” 8 năm trong lò của CD Project Red (CDPR) và sau 3 lần trì hoãn ra mắt vì game chưa đủ “chín”, nhận định chung vẫn là đây: đáng lẽ CDPR nên nấu nó thêm chút nữa.
Đa số các công ty game lớn trên thị trường tung ra game mới theo chu kỳ 2-3 năm/lần, Cyberpunk 2077 lại là dự án đầu tiên sau 5 năm, tính từ ngày CDPR cho ra mắt siêu phẩm Witcher 3. Dựa vào những thành công của Witcher, cả về mặt chuyên môn lẫn mặt tài chính, ta thấy gánh nặng kỳ vọng đặt lên đôi vai của CDPR lớn nhường nào.
Trước ngày ra mắt chính thức 10/12, các trang tin lớn đồng loạt đăng tải bài đánh giá game, đồng loạt ca tụng chiều sâu của game nhưng đồng thời chỉ trích mạnh rằng game vẫn quá nhiều lỗi vặt (bug).
Phóng viên Gene Park của gọi cốt truyện game là “một chuyến hành trình đầy cao trào” nhưng phàn nàn rằng “lỗi dàn trải khắp nơi”. Reviewer Tom Marks tới từ trang tin IGN mô tả game là “thú vị, nhiều cảm xúc và là là game nhập vai vui nhất tôi từng chơi trong những năm trở lại đây”, nhưng anh liệt kê hàng loạt bug như không tải được vật thể, game bị dừng đột ngột hay tóc nhân vật thỉnh thoảng biến mất.
Tính tới thời điểm bài viết này được đăng tải, Cyberpunk 2077 đạt số điểm 91/100 trên trang tổng hợp review , đúc kết từ 44 bài review tới từ các trang web lớn; trong số đó có review tốt và review ở mức “cảm xúc hòa quyện giữa hay và dở”. Những bài đánh giá đầu tiên đều được thực hiện trên bản PC của game, nên nhiều khả năng số điểm 91 sẽ còn giảm, bởi lẽ PlayStation 4 và Xbox One được nhận định là không đủ mạnh để tải toàn bộ cái hào nhoáng của Cyberpunk 2077. Thực tế, nỗ lực tối ưu hóa game trên hai nền tảng PS4 và Xbox One đã khiến game delay thêm ba tuần, phải dời ngày lên kệ tới 10/12.
Màn ra mắt của Cyberpunk 2077 tạm thời kết thúc một năm dài của nhân viên CDPR, những người đã phải vất vả sửa lỗi và làm việc ngoài thời gian liên tục suốt năm qua; nhiều nhân viên đã phải làm 6 ngày/tuần để CDPR có thể bắt kịp tiến độ. CDPR nói riêng và ngành game nói chung vẫn chịu nhiều chỉ trích về những khoảng thời gian làm thêm giờ vất vả tận cùng, có những bên nhận định việc này còn khiến game phát sinh nhiều lỗi hơn.
Tham khảo Bloomberg
Lấy link